Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không khoa học của phần lớn người trẻ tuổi. Vậy khi mắc bệnh bạn sẽ cần tuân thủ theo chế độ ăn nào để phục hồi sức khỏe nhanh chóng? Bạn cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo qua bài viết sau.
Bị trĩ kiêng ăn gì?
Dầu – mỡ động vật
Chứa hàm lượng chất béo cao, dễ dẫn đến tình trạng mỡ bao bọc gây tụ máu khiến tình trạng bênh tệ hơn.
Gia vị cay
Ớt, tiêu, mù tạt… Gây nóng, hằng nhiệt ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây đau bao tử, kích ứng nóng rát ở hậu môn sau khi đi vệ sinh.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn nhanh, khoai tây chiên, thịt nguội… hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhiều muối và chất béo, hình thành Cholesterol và chất béo, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Trái cây
Còn xanh, có tính nhiệt như xoài xanh, ổi, sầu riêng… là một trong các nguyên nhân gây táo bón.
Ngũ cốc đã qua sơ chế
Hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ thấp, gây đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày, táo bón.
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Các loại đồ uống có cồn và chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê hay loại nước có ga có khả năng khiến cơ thể bị mất nước, làm tổn thương niêm mạc, khiến hậu môn xung huyết.
Thực phẩm quá mặn
Các món ăn hay thực phẩm quá mặn có thể gây đầy hơi, táo bón và làm cho búi trĩ nhạy cảm hơn.
Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Nước
Nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ là do nóng trong người, do vậy khi đã mắc bệnh bạn nên chú ý giúp cơ thể trữ nước, giải nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Nên uống một ly nước lạnh vào mỗi sáng, kích thích bài tiết, đảm bảo uống ít nhất 1,5 lít nước 1 ngày, dùng thức ăn ở dạng lỏng.
- Uống các loại nước ép, nước cam, chanh… tăng cường Vitamin C và sức đề kháng.
Thực phẩm kích thích tiêu hóa
Rau xanh: Mồng tơi, dền, diếp cá … Có hàm lượng chất xơ cao, giúp giải nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Khoai lang: Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ cao, giàu Vitamin hạn chế tình trạng táo bón dẫn đến bệnh trĩ.
Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, đậu nành, hạt điều, quả hạnh… chứa lượng lớn Magie, kích thích tiêu hóa, đồng thời là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Trái cây
Chuối: Chuối giàu chất xơ, Vitamin B6, Vitamin C cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Theo Healthline, với cả pectin và tinh bột kháng, chuối là một thực phẩm lý tưởng để kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn để làm dịu các triệu chứng của trĩ.
Trái cây vị chua: Cam, bưởi, chanh… Vitamin C tăng đề kháng, giải độc.
Dưa hấu: Với thành phần 90% là nước và chất xơ, bổ sung nước, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Trong thời gian điều trị người bệnh thường mất máu do đại tiện dẫn đến tình trạng thiếu máu. Do đó bạn nên bổ sung chất sắt trong bữa ăn hằng ngày để tránh tình trạng trên.
Rau củ và nấm: Bó xôi, rau cần, khoai tây,… giàu chất sắt, Vitamin thiết yếu, điều hòa hệ tuần hoàn máu.
Cá và cua: Cá và cua không những giàu Canxi và sắt, chúng còn hỗ trợ rất tốt quá trình điều tiết co thắt tĩnh mạch.
Gia vị
Dầu ăn: Các loại dầu thực vật như dầu olliu, dầu đậu nành… cung cấp dưỡng chất, loại bỏ các Cholesterol xấu.
Gia vị có tính ấm: Tỏi, gừng, hành củ giúp thông mạch máu tại khu vực hậu môn, đồng thời hạn chế tổn thương tế bào máu.
Tham khảo thêm: Người bệnh trĩ đừng bỏ qua rau muống trong thực đơn của mình
Thông tin y học về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một loại mà trong đó các tĩnh mạch tại khu vực hậu môn bị giãn quá mức, đan rối vào nhau tạo thành các búi trĩ, gây đau rát, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu nước, căng thẳng kéo dài, ít hoặc liên tục vận động với cường độ mạnh, khiến cơ thể luôn trong trạng thái nóng, sinh nhiệt, các tĩnh mạch giãn nở. Biểu hiện: Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, đau rát hậu môn, táo bón, đi đại tiện ra máu.
Ngoài việc sử dụng thuốc thì một chế độ ăn uống hơp lý sẽ giúp bạn ngăn ngừa, kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn rất nhiều.
Nguồn: Healthline
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn