Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?

Bà bầu có thể ăn rau mồng tơi hay không là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người. Vậy thì hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Rau mồng tơi là loại rau có tính mát quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Theo Đông y, mồng tơi có thể tác dụng thanh nhiệt, thải độc,….rất tốt nên được rất nhiều người ưa thích. Trong mồng tơi chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa một lượng chất nhầy pectin có chức giúp làm giảm cholesterol trong máu.

Vậy câu hỏi các bà bầu có được ăn rau mồng tơi hay không? Câu trả lời là có vì với thành phần dinh dưỡng đa dạng bà bầu ăn rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Hãy cùng tham khảo một số tác dụng hữu ích cho mẹ và bé tới từ rau mồng tơi nhé.

Tác dụng của mùng tơi đối với bà bầu

Giảm tình trạng táo bón

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?Rau mồng tơi giúp giảm tình trạng táo bón

Trong thời gian thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường chủ quan với tình trạng táo bón mà không biết tới hậu quả là có thể góp phần gây suy dinh dưỡng ở bảo thai, sảy thai, đẻ non,… và nhiều bệnh ở mẹ như tăng khả năng bệnh trĩ.

Hàm lượng chất xơ kết hợp cùng chất nhầy có trong rau mồng tơi sẽ kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón trong thời kỳ mang thai. Vì vậy việc sử dụng rau mồng tơi trong thai kỳ có thể giải quyết phần nào tình trạng này ở thai phụ.

Cung cấp canxi

Rau mồng tơi bổ sung canxiRau mồng tơi bổ sung canxi

Canxidưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi vì đây là quá trình hình thành và phát triển hệ xương cho bé. Nếu thiếu canxi, không chỉ bé bị ảnh hưởng như thai nhi dễ chậm phát triển, dễ bị dị tật khớp xương mà còn gây nhiều triệu chứng cho mẹ như đau cơ, chuột rút nên rất mệt mỏi.

Trong 100g rau mồng tơi có khoảng 176mg canxi vì thế các mẹ hãy yên tâm mà lựa chọn rau mồng tơi để bổ sung canxi nhé!

Tăng cường sức đề kháng

Vitamin c trong rau mồng tơi giúp tăng cường sức đề khángVitamin c trong rau mồng tơi giúp tăng cường sức đề kháng

Khi mang thai là thời kỳ khó khăn nhất đối với mẹ bầu vì hệ miễn dịch thường bị suy giảm. Việc cải thiện sức đề kháng để khỏe cả mẹ và con, chống lại các virus gây bệnh là điều được ưu tiên hàng đầu. Trong rau mồng tơi có nhiều vitamin C sẽ giúp cải thiện sức đề kháng. Vì thế các mẹ bầu có thể lựa chọn ăn 2-3 bữa/tuần.

Cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư, cải thiện tình trạng sạm nám

Rau mùng tơi chứa nhiều vitamin ARau mùng tơi chứa nhiều vitamin A

Như bài viết đã đề cập ở trên rằng rau mồng tơi chứa nhiều hàm lượng vitamin A, đây chính là một vi chất dinh dưỡng giúp cải thiện thị lực và chống lại các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, vitamin A còn được mệnh danh là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nhất nên sẽ phần nào giúp làm mờ các vết sạm nám gặp phải ở thời kỳ này.

Giảm cholesterol trong máu

Bổ sung rau mồng tơi cũng giúp các mẹ có được cơ thể khỏe mạnh và linh hoạtBổ sung rau mồng tơi cũng giúp các mẹ có được cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt

Chất nhầy có trong rau mồng tơi vừa có tác dụng điều trị táo bón, vừa có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ cholesterol xấu ra ngoài. Do vậy nên sẽ giúp ổn định huyết áp và giảm thiểu tình trạng thừa cân trong thai kỳ. Việc bổ sung rau mồng tơi cũng giúp các mẹ có được cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi

Lưu ý khi sử dụng rau mồng tơiLưu ý khi sử dụng rau mồng tơi

Mặc dù có chiều lợi ích tới cho mẹ bầu và bé, nhưng một số mẹ bầu nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Vì rau mồng tơi có tính mát, giúp giảm táo bón, nhưng đối với các mẹ bị tiêu chảy, sỏi thận hoặc một số bệnh về thận khác thì nên hạn chế loại rau này vì có thể làm tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm.

Trên đây là một số công dụng của rau mồng tơi cho sức khỏe, hy vọng bài viết đã giải đáp được câu hỏi cho các mẹ bầu và góp phần giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

>> Bà bầu ăn cóc được không?

>> Thực phẩm chữa nghén cho bà bầu

>> Bà bầu có được ăn đào không? Bà bầu ăn đào ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *