Huyết áp giảm đột ngột, có thể làm tăng nhịp tim, gây chóng, ngất, nguy hiểm hơn là gây tai biến mạch máu não. Vậy huyết áp bao nhiêu là thấp? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau để biết cách phòng ngừa.
1 Huyết áp bao nhiêu là thấp?
Huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành mạch khi máu chảy qua, được đo bằng milimet thuỷ ngân (mmHg).
Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu.
- Huyết áp tâm trương: áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp.
Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương). Khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg nghĩa là huyết áp của bạn đang thấp hơn mức bình thường. Lưu ý rằng kết quả đo khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
Huyết áp thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Cơ thể mất nước
- Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ
- Phản ứng ngược của một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, gây tê, gây mê,…
- Tình trạng suy tĩnh mạch do thói quen làm việc liên tục ở tư thế đứng
- Chảy máu trong do nhiễm trùng cấp tính, suy tim, rối loạn nhịp tim bất thường, đau thắt ngực cấp do bệnh mạch vành cấp
Người bị huyết áp thấp thường gặp các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thiếu tập trung… Các triệu chứng này thể hiện rất rõ khi đột ngột đứng dậy hoặc thay đổi tư thế khác.
Huyết áp quá thấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến lú lẫn, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, thở nhanh và nông, hô hấp khó khăn, mạnh yếu và nhanh.
Huyết áp thấp đặc biệt nguy hiểm đối với người già, người mắc bệnh mạn tính do máu không đủ bơm đến tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể.
Để biết huyết áp bao nhiêu là thấp và có cách chăm sóc kịp thời, bạn nên trang bị sẵn các thiết bị đo huyết áp tại nhà. Hiện nay, có nhiều loại máy đo huyết áp thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, thích hợp dùng trong gia đình như: Máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advance; Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293…
2 Cách phòng tránh huyết áp thấp
Thường xuyên theo dõi huyết áp: Để biết huyết áp thấp cần sử dụng các thiết bị đo huyết áp
Huyết áp thấp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Do đó, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ… tránh để bệnh trầm trọng hơn.
Việc trang bị sẵn thiết bị đo huyết áp tại nhà rất cần thiết, đặc biệt là những gia đình có người già, phụ nữ mang thai…
Cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể
Ban đầu, biểu hiện của huyết áp thấp tương đối nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… nên nhiều người lầm tưởng là do mệt mỏi gây ra nên bỏ qua. Lâu dần, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, bạn cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, không chủ quan với những biểu hiện ban đầu.
Khi huyết áp đột ngột giảm, nên để người bệnh nằm ở một nơi thoáng mát, tư thế đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Sau đó, cho người bệnh uống trà gừng, cafe, hay ăn một viên socola,… để tăng khối lượng tuần hoàn của cơ thể.
Hạn chế thức khuya
Thức khuya, thời gian ngủ ít ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi của cơ thể, bao gồm hệ tim mạch. Không có thời gian nghỉ ngơi nhiều, tim sẽ phải hoạt động nhiều, dễ gây ra các rối loạn hoạt động hệ tim mạch – nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về huyết áp.
Do đó, bạn cần điều chỉnh, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để bảo vệ sức khoẻ, tinh thần minh mẫn, thoải mái.
Giữ ấm cơ thể khi ngủ
Huyết áp thấp ảnh hưởng đến việc lưu thông máu dưới da để giữ ẩm cơ thể. Do đó, người bị huyết áp thấp thường cảm thấy tê cóng, lạnh, khả năng chịu lạnh kém.
Giữ ấm cơ thể khi ngủ, đặc biệt là trong mùa lạnh là một trong những cách để phòng tránh hạ huyết áp, đồng thời, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời kích thích tuyến mồ hôi gia tăng bài tiết, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này khiến cơ thể mất một lượng nước lớn, nồng độ máu giảm, tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não, từ đó, dễ dẫn đến hạ huyết áp đột ngột.
Người bị huyết áp thấp nên hạn chế ra ngoài khi tiết trời nắng nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nhiều nước, nhất là trong mùa hè. Đây là một giải pháp tức thời và hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp.
Không hoạt động quá mạnh và đột ngột
Sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi một thời gian dài, bạn không nên đứng dậy đột ngột để tránh tình trạng mờ mắt, tối sầm và ngất xỉu. Thay vào đó, bạn hãy thả lỏng người, tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng.
Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người, tập hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao, có thể tựa vào tường hay gác trên ghế, nghiêng người về phía trước. Động tác này sẽ kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
Duy trì việc vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ
Các bài tập vận động nhẹ nhàng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Việc vận động sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu đi khắp cơ thể, làm giảm lưu lượng máu tập trung ở một bộ phận cụ thể, giảm chứng huyết áp thấp.
Bạn có thể chọn môn thể thao phù hợp với mình như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… tuỳ theo tình trạng thể chất và cố gắng duy trì hàng ngày.
Kê gối thấp khi đi ngủ
Huyết áp có thể giảm khi bạn đang ngủ. Các bác sĩ thường khuyến nghị người bị huyết áp thấp nằm kê gối cao khi ngủ, ít nhất là góc 10 – 20 độ. Tư thế này giảm nguy cơ hạ huyết áp trong khi ngủ và khi đứng lên đột ngột lúc thức giấc.
Đối với người già từ 50 tuổi trở lên cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên
Người già là đối tượng rất dễ mắc các chứng bệnh về huyết áp. Vậy nên, nếu gia đình bạn có người già từ 50 tuổi trở nên, cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên.
Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh các xúc động mạnh như sợ hãi, buồn bã, lo âu cũng là biện pháp quan trọng để hạn chế bệnh huyết áp ở người lớn tuổi.
- Nên mua máy đo huyết áp loại nào? Máy cơ hay máy điện tử?
- 10 dấu hiệu trên bàn chân cảnh báo sức khỏe của bạn
- 3 dấu hiệu người bị thiếu oxy máu. Nguyên nhân, cách phòng tránh hiệu quả
Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc huyết áp thấp là bao nhiêu và có cách phòng tránh, chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.