Củ kiệu muối chua ngọt, trắng giòn ăn kèm với bánh chưng và bánh tét trong những ngày Tết là siêu chuẩn. Muốn biết cách làm củ kiệu chua ngọt trắng tinh thì hãy xem ngay bài viết này.
Mâm cơm ngày Tết cổ truyền với vô vàn món ăn ngon và hấp dẫn nhưng cũng dễ ngán. Vậy thì bạn nên học cách làm ngay một hũ củ kiệu chua ngọt giúp chống ngán và trong bài viết này mình sẽ bật mí cách làm cho củ kiệu thật giòn, trắng và cách bảo quản củ kiệu để ăn dần suốt cả năm nhé!
Chuẩn bị
10 phútChế biến
25 phútDành cho
3 – 4 người
Nguyên liệu
- 1kg củ kiệu
- 500ml giấm (nên dùng giấm nuôi để củ kiệu trắng)
- 2 muỗng canh muối
- 1 muỗng cà phê phèn chua
- 400g đường
Cách thực hiện
Sơ chế củ kiệu
Củ kiệu sau khi mua về bạn ngâm vào nước pha với một ít muối và 1 muỗng cà phê phèn chua trong vòng 12 tiếng để kiệu ra hết chất bẩn (tốt nhất là để qua đêm), ngâm xong thì mang củ kiệu rửa sạch.
Sau đó bạn rửa sơ củ kiệu lại với nước sạch và cắt bỏ phần gốc rễ, tránh cắt quá sâu lấn vào phần thịt. Sau đó mang củ kiệu đi phơi nắng khoảng 2-3 nắng là được. Lưu ý không phơi kiệu ngoài nắng mạnh mà chỉ nên đặt trong bóng râm để kiệu vừa héo đủ.
Mẹo: Để củ kiệu giòn ngon hơn bạn có thể ngâm chúng với nước đá khoảng 1 giờ sau khi đã làm sạch và đem phơi.
Muốn bảo quản kiệu lâu hơn bạn có thể thêm 1/2 muỗng cà phê muối, để đường và muối tan rồi bảo quản trong tủ lạnh, trước khi ăn 3 ngày bạn mới vớt kiệu ra hũ khác và đun giấm đường muối cho vào hũ. Như vậy phần kiệu chưa ngâm với giấm có thể bảo quản được đến 1 năm.
Nấu hỗn hợp ngâm kiệu
Cho 500ml giấm nuôi, 400g đường và 1 muỗng cà phê muối vào nồi đun cho đến khi hỗn hợp tan và kẹo thì tắt bếp để nguội.
Muối củ kiệu chua ngọt
Xếp củ kiệu đã phơi nắng vào hũ thủy tinh, cứ một lớp kiệu đến một lớp đường, thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu thì đổ nước ngâm kiệu đã nấu vào hũ và đóng nắp thật kín.
Thành phẩm
Sau khoảng 2-3 ngày sau thì bạn có thể lấy củ kiệu ra và thưởng thức cùng với tôm khô.
Kinh nghiệm hay truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn