Các loại màn hình máy tính phổ biến hiện nay và các thông số cơ bản

Các loại màn hình máy tính phổ biến hiện nay và các thông số cơ bản

Các loại màn hình máy tính ngày càng đa dạng về mẫu mã và điều này khiến không ít người dùng gặp khó khăn khi lựa chọn. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về các loại màn hình máy tính phổ biến nhất hiện nay, để có được lựa chọn phù hợp nhất nhé!

1Màn hình máy tính là gì?

Màn hình máy tính – Computer display hay Visual display unit là một loại thiết bị điện tử được kết nối với máy tính. Chức năng chính của bộ phận này là hiển thị thông tin để phục vụ cho việc giao tiếp giữa người dùng với máy tính.

Đối với các loại PC (máy tính để bàn) thì màn hình là một bộ phận có thể tách rời, được kết nối thông qua các loại dây cáp. Còn với những chiếc laptop, màn hình là một bộ phận không thể tách rời và luôn đi kèm với máy.

Các loại màn hình máy tính phổ biến hiện nay và các thông số cơ bản

Màn hình Asus TUF Gaming VG279Q1A 27 inch mang đến chất lượng hình ảnh sắc nét, màu sắc sống động

2Phân loại màn hình máy tính

Màn hình IPS

Khái niệm

Màn hình IPS (In-plane Switching) được phát triển bởi hãng Hitachi vào năm 1996. Đây là loại màn hình có các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang kết hợp với đó là 2 lớp kính phân cực trên – dưới, giúp mang đến dải màu và góc nhìn rộng rãi hơn.

IPS là loại màn hình đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường và là nhánh chủ đạo của màn hình LCD. Một số các loại thiết bị điện tử được trang bị loại màn hình này có thể kể đến như: máy tính, tivi, điện thoại,…

Xem thêm: Màn hình IPS là gì? Có trên sản phẩm nào? Ưu và nhược điểm?

Màn hình IPS là loại phổ biến hiện nay

Màn hình IPS là loại phổ biến hiện nay

Đặc điểm

Màn hình IPS với đặc điểm hiển thị hình ảnh trên dải gam màu rộng và được ứng dụng trên nhiều sản phẩm cao cấp. Điển hình như màn hình IPS laptop là lựa chọn lý tưởng cho dân thiết kế đồ họa, bởi chúng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị.

Bên cạnh đó, tấm nền IPS còn đem đến góc nhìn rộng đến 178 độ về phương ngang. Nhờ vậy mà chúng sẽ cho phép người dùng có thể quan sát, trải nghiệm hình ảnh sắc nét mà không nhất thiết phải ngồi chính diện với màn hình thiết bị.

Màn hình IPS có góc nhìn rộng 178 độ

Màn hình Asus VA27ECE 27 inch có tấm nền IPS mang đến góc nhìn rộng lên đến 178 độ cả chiều ngang lẫn chiều dọc cho trải nghiệm xem tốt hơn

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
  • Độ sáng và độ tương phản cao
  • Góc nhìn rộng
  • Màu sắc trung thực và chính xác
  • Tốc độ phản hồi (màn hình cảm ứng) đang dần được cải thiện.

So với tấm nền TN truyền thống:

  • Chi phí sản xuất đắt hơn
  • Tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

Màn hình OLED/AMOLED

Khái niệm

OLED – Organic Light Emitting Diodes là một loại màn hình được cấu tạo từ nhiều diodecó khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua, nhờ vào các loại vật liệu bán dẫn. Màn hình này được trang bị trên các thiết bị cao cấp như: Tivi, điện thoại, laptop,…

Màn hình OLED sử dụng 1 tấm phim carbon được đặt bên trong panel và sẽ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện truyền qua. Điều này hoàn toàn khác biệt với màn hình LCD, khi phải sử dụng đến đèn nền để phát sáng.

Samsung là hãng phát triển công nghệ này đầu tiên và đặt tên là màn hình AMOLED. Do phần lớn màn hình AMOLED sử dụng công nghệ OLED nên bạn cũng có thể gọi chúng là màn hình AMOLED.

Xem thêm: Màn hình OLED là gì? Cấu tạo và đặc điểm nổi bật của màn hình OLED

Màn hình OLED thường được trang bị trên các sản phẩm cao cấp

Màn hình OLED thường được trang bị trên các sản phẩm cao cấp

Đặc điểm

Màn hình OLED mang đến khả năng hiển thị chất lượng cao với hình ảnh sắc nét và cực kỳ sinh động. Ngoài ra, nếu so với các công nghệ màn hình trước đó, tấm nền OLED cũng có màu sắc rất chân thực và tươi sáng.

Bên cạnh đó, một đặc điểm giúp cho màn hình OLED được ứng dụng rộng rãi đó là bởi chúng tiêu tốn rất ít điện năng so với các loại khác. Tuy nhiên, chất lượng hiển thị của tấm màn OLED cũng sẽ bị giảm sau một thời gian sử dụng.

Màn hình OLED sẽ bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng

Màn hình OLED sẽ bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
  • Chất lượng hình ảnh và độ sáng cao.
  • Tốc độ phản hồi nhanh
  • Góc nhìn rộng
  • Tiết kiệm điện năng
  • Chi phí sản xuất cao.
  • Hiệu suất làm việc bị suy giảm theo thời gian.
  • Thỉnh thoảng xuất hiện lỗi lưu hình ảnh.

Màn hình Retina

Khái niệm

Retina là màn hình IPS LCD được Apple thiết kế lại với mật độ điểm ảnhcao hơn trên 230 ppi. Tùy thuộc vào từng loại kích cỡ của sản phẩm cụ thể, mà khả năng hiển thị trên loại màn hình này sẽ được thiết lập một cách linh hoạt.

Màn hình Retina được trang bị trên tất cả các sản phẩm thiết bị điện tử của Apple như: iPhone, MacBook, iPad, iMac,…

Xem thêm: Màn hình Retina trên iPhone, iPad, MacBook là gì?

Màn hình Retina có mật độ điểm ảnh cao

Màn hình Retina là sản phẩm độc quyền của Apple, có mật độ điểm ảnh cao

Đặc điểm

Trong những điều kiện sử dụng bình thường, mắt người không thể phân biệt được các điểm ảnh nhỏ. Nhờ đó, việc tăng mật độ điểm ảnh giúp cho màn hình Retina có khả năng hiển thị hình ảnh, văn bản cực kỳ mịn màng và sắc nét.

Ngoài ra, màn hình Retina cũng có góc nhìn rộng hơn nên người dùng có thể dễ dàng quan sát ở mọi góc độ. Bên cạnh đó, tấm màn này cũng có khả năng hiển thị màu sắc cực kỳ trung thực cùng với đó là độ tương phản rất cao.

Tuy nhiên, đánh đổi những đặc điểm nổi trội đó thì màn hình Retina lại tiêu tốn khá nhiều năng lượng do lớp đèn nền chiếu sáng. Ngoài ra, do đây là công nghệ độc quyền của Apple, nên chưa tương thích với nhiều ứng dụng công nghệ.

Màn hình Retina có khả năng hiển thị hình ảnh rõ nét, mịn màng

Màn hình Retina có khả năng hiển thị hình ảnh rõ nét, mịn màng

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hiển thị hình ảnh mịn màng, sắc nét.
  • Độ tương phản cao.
  • Màu sắc trung thực.
  • Góc nhìn rộng.
  • Màn hình Retina có cấu tạo khá dày (lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm ứng).
  • Tiêu hao nhiều năng lượng.
  • Màu đen hiển thị chưa sâu bằng màn AMOLED.
  • Khả năng tương thích hạn chế.

Màn hình TN (Twisted Nematic)

Khái niệm

Màn hình TN – Twisted Nematic được ra đời từ năm 1970. Đây là loại màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể lỏng hay còn được biết đến là công nghệ màn hình phẳng đầu tiên trên thế giới.

Đặc điểm

Màn hình TN với ưu điểm là có giá thành sản xuất rẻ, nên đã từng được trang bị phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính xách tay thậm chí là cả tivi.

Công nghệ TN ra đời đã lâu, do đó chúng tương đối dễ sử dụng hơn so với các loại màn hình khác. Ngoài ra, đối với các bạn yêu thích việc chơi game thì đây là một lựa chọn hợp lý, bởi màn hình TN có tốc độ phản hồi cũng như tần số quét khá cao.

Tuy nhiên, hạn chế của loại màn hình này chính là chúng có góc nhìn hẹp, nếu nhìn nghiêng sẽ làm biến sắc không thể nhìn rõ được. Bên cạnh đó, màu sắc trên tấm nền TN cũng sẽ nhợt nhạt hơn so với các tấm nền khác.

Màn hình TN có góc nhìn hẹp

Màn hình TN có góc nhìn hẹp

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
  • Giá thành rẻ.
  • Tần số quét cao
  • Tốc độ phản hồi nhanh.
  • Góc nhìn hẹp.
  • Màu sắc nhợt nhạt.

Màn hình CCFL

Khái niệm

Màn hình CCFL (viết tắt của Cold Cathode Fluorescent Lamp) là một biến thể khác của màn hình LCD. Tuy nhiên, thay vì sử dụng bóng đèn led thì CCFL lại sử dụng bóng đèn neon để làm đèn nền cho màn hình.

Đặc điểm

Màn hình CCFL sử dụng các công nghệ khá cũ nên chúng có giá rẻ. Mặc dù vậy, do có khá nhiều điểm hạn chế cho nên loại màn hình này đã bị ngưng sản xuất.

Một trong những nguyên nhân chính khiến dòng màn hình này bị “khai tử” là do chúng rất nóng khi sử dụng cũng như tiêu tốn nhiều điện năng. Bên cạnh đó, so với các công nghệ màn hình mới thì CCFL cũng nhanh hỏng hơn.

Màn hình CCFL tiêu tốn nhiều năng lượng khi sử dụng

Màn hình CCFL tiêu tốn nhiều năng lượng khi sử dụng

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm

Giá thành rẻ

  • Nhanh nóng
  • Tiêu tốn nhiều điện năng
  • Độ bền kém

3Các thông số cơ bản của màn hình máy tính

Độ phân giải

Độ phân giải là số các điểm ảnh (Pixel) trên màn hình máy tính. Trong đó, với cùng một diện tích màn hình thì độ phân giải càng cao sẽ mang đến khả năng hiển thị hình ảnh, văn bản càng sắc nét và mịn màng.

Thông số độ phân giải được biểu thị qua số điểm ảnh hàng ngang nhân với số điểm ảnh hàng dọc. Ví dụ như màn hình máy tính có độ phân giải HD (1280 x 720 pixel) cho ta biết màn hình này có 1280 x 720 = 921.600 điểm ảnh, gồm 1280 pixels chiều ngang và 720 pixels chiều dọc.

Một số loại độ phân giải thường thấy trên các màn hình máy máy tính hiện nay như: Full HD (1920 x 1080 Pixels), 2K (2560 x 1440 Pixels), 4K (3840 x 2160 Pixels),…

Độ phân giải màn hình máy tính cao sẽ giúp hiển thị rõ nét và chi tiết

Màn hình Asus ProArt PA278CV 27 inch với độ phân giải 2K, mang đến những thước phim sống động và sắc nét nhất

Độ sáng màn hình

Độ sáng của màn hình máy tính chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị và được đo bằng đơn vị candela/m2 (cd/m2). Hầu hết các loại màn hình trên thị trường hiện nay có độ sáng từ 300 – 350 cd/m2.

Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng các loại màn hình có ánh sáng quá mạnh thì có thể gây tổn hại cho mắt. Chính vì vậy, để bảo vệ thị lực cũng như đảm bảo khả năng hiển thị tốt nhất, bạn nên chọn những loại có độ sáng khoảng 250 cd/m2 là phù hợp nhất.

Màn hình máy tính có độ sáng vừa phải giúp bảo vệ mắt

Màn hình MSI Pro MP242V 23.8 inch với độ sáng vừa phải, giúp hạn chế tình trạng mỏi mắt khi sử dụng máy tính lâu

Cổng kết nối

Đối với các loại máy tính để bàn để có thể kết nối được với màn hình thì người dùng cần phải thông qua các loại cổng như: VGA, DVI. Ngoài ra, các loại màn hình mới hiện nay còn có thêm các cổng như HDMI, DisplayPort, USB Type C với khả năng đồng bộ các thiết bị tốt hơn.

Trong đó, bạn nên dùng cổng HDMI 1.4 và 2.0 nếu muốn sử dụng màn hình có độ phân giải 4K, hỗ trợ tốc độ làm mới 60Hz. Trong khi đó, cổng DisplayPort 1.4 sẽ phù hợp với các loại màn hình có độ phân giải và tốc độ cao hơn để phục vụ việc chơi game.

Các loại màn hình máy tính trang bị đa dạng cổng kết nối

Các loại màn hình máy tính trang bị đa dạng cổng kết nối

Kích thước màn hình

Màn hình máy tính hiện nay có kích thước rất đa dạng, phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, bao gồm một số loại màn hình phổ biến như:

  • Màn hình 23,8 inch: Có thiết kế nhỏ gọn, tiện cho việc lắp đặt. Tuy nhiên, loại màn hình này sẽ bị hạn chế về mặt hiển thị khi người dùng bật quá nhiều tab khi làm việc.
  • Màn hình 24 – 24.5 inch: Có kích thước tương tự như các loại màn hình 23.8 inch nhưng có chiều ngang lớn hơn, hiển thị được nhiều thông tin hơn.
  • Màn hình 27 inch: Thường được dùng để phục vụ các công việc chuyên về đồ họa – kỹ thuật hoặc chơi game chuyên nghiệp nhờ diện tích hiển thị lớn.

Màn hình máy tính 23.8 inch nhỏ gọn, dễ lắp đặt

Màn hình Lenovo L24q-35 66D1GAC1VN 23.8 inch với thiết kế cạnh viền siêu mỏng mở ra một không gian rộng lớn về mặt thị giác

Tỷ lệ màn hình

Tỉ lệ màn hình máy tính là sự tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của thiết bị. Thông số này phụ thuộc nhiều vào kích thước của thiết bị, khi công nghệ màn hình ngày càng phát triển thì tỉ lệ màn hình cũng ngày càng lớn hơn.

Một số tỉ lệ màn hình thường gặp như:

  • Tỉ lệ 4:3: Đây là tỷ lệ khung hình phù hợp để người dùng làm các công việc văn phòng, lướt web hay soạn thảo các slide thuyết trình.
  • Tỉ lệ 16:9: Các mẫu laptop trên thị trường hiện nay thường sử dụng tỉ lệ này, thích hợp cho việc chơi game, xem phim,…
  • Tỉ lệ 16:10: Được thiết lập trên các dòng laptop như Macbook, Dell XPS,… giúp người dùng quan sát thuận tiện hơn khi nhập liệu hay lướt web.

Kích thước càng lớn thì tỉ lệ màn hình máy tính sẽ càng tăng

Kích thước càng lớn thì tỉ lệ màn hình máy tính sẽ càng tăng

Tỷ lệ tương phản của màn hình

Tỷ lệ tương phản của màn hình – Contrast ratios là các thông biểu hiện sự khác biệt giữa màu đen với màu trắng mà thiết bị hiển thị được.

Độ tương phản ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hiển thị của một màn hình máy tính. Trong đó, nếu một bức ảnh có độ tương phản cao, sẽ giúp cho các chi tiết trong đó được sắc nét hơn rất nhiều.

Màn hình máy tính có độ tương phản cao mang lại khả năng hiển thị rõ nét

Màn hình máy tính có độ tương phản cao mang lại khả năng hiển thị rõ nét với màu sắc sống động hơn

Tốc độ làm mới trên màn hình

Tốc độ làm mới hay còn được gọi là tần số quét của màn hình là quá trình thiết bị cập nhật hình ảnh thường xuyên để hiển thị cho người dùng thấy trong 1 giây. Thông số này được tính bằng đơn vị đo Hertz (Hz).

Đối với các dòng màn hình thông thường trên thị trường hiện nay thì tần số quét phổ biến là 60Hz. Trong khi đó, một số dòng màn hình cao cấp hơn như để phục vụ nhu cầu chơi game, sẽ cần có tốc độ cao hơn từ 120Hz trở lên.

Màn hình máy tính có tần số quét lớn thích hợp để chơi game

Màn hình Lenovo Legion Gaming Y25-25 66AAGAC6VN 24.5 inch mang đến cho bạn trải nghiệm chiến game và các sản phẩm giải trí tốc độ cao một cách mượt mà

Thời gian phản hồi trên màn hình

Thời gian phản hồi trên màn hình – Response time được tính bằng đơn vị mili giây (ms), dùng để chỉ thời gian mà màn hình máy tính chuyển từ màu này sang màu khác (thường là từ đen sang trắng hoặc ngược lại).

Đa số các loại màn hình LCD sẽ có thời gian phản hồi dưới 10 ms. Tuy nhiên, vẫn có một số loại màn hình với công nghệ hiện đại hơn có thể phản hồi trong vòng 1 ms. Trong đó, thời gian phản hồi càng thấp, sẽ càng phù hợp với các video có nhịp độ nhanh.

Màn hình máy tính có độ phản hồi nhanh mang đến trải nghiệm xem video tốt nhất

Màn hình Asus VY279HE 27 inch cung cấp tốc độ phản hồi nhanh chóng giúp hình ảnh chuyển động mượt mà, gọn gàng hơn

Tấm nền (Panel)

Mỗi một màn hình máy tính sẽ được cấu tạo bởi nhiều thành phần, trong đó có tấm nền – Panel. Bộ phận này là một mặt phẳng có nhiệm vụ hiển thị hình ảnh và màu sắc khác nhau khi có dòng điện đi qua.

Có rất nhiều loại tấm nền màn hình máy tính khác nhau tùy vào công nghệ sản xuất cụ thể (TN, VA, IPS). Trong đó, các tấm nền này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức hoạt động cũng như giao diện của một màn hình.

Xem thêm: Tấm nền IPS, VA và TN là gì? Ưu nhược điểm từng loại. Nên lựa chọn loại màn hình nào?

Tấm nền ảnh hưởng trực tiếp đến cách vận hành của màn hình

Màn hình Dell Gaming S2722DGM 27 inch sử dụng tấm nền VA có tỷ lệ tương phản cao và góc nhìn rộng

4Các thiết bị tích hợp trên màn hình máy tính

Bên cạnh chức năng chính là hiển thị, các loại màn hình máy tính ngày nay còn được tích hợp thêm một số tính năng khác như:

  • Webcam và Micro: Được tích hợp sẵn trên màn hình, giúp người dùng có thể chat video dễ dàng hơn.
  • Cổng USB mở rộng: Một số màn hình được tích hợp thêm để hỗ trợ cho việc kết nối với các thiết bị ngoại vị sử dụng cổng kết nối USB.
  • Loa: Thường được gắn ở hai bên, phía dưới hoặc phía sau màn hình, hỗ trợ cho việc phát stereo. Trên các loại màn hình gaming cao cấp còn được trang bị các loa siêu trầm.

Màn hình máy tính được tích hợp nhiều cổng kết nối tiện ích

Màn hình thông minh Samsung Smart Monitor M5 32 inch Full HD – Remote hỗ trợ khả năng tương thích với hầu hết thiết bị ngoại vi

Xem thêm:

  • Có nên mua màn hình 3D cho máy tính PC?
  • Màn hình MicroLED là gì? Những ứng dụng to lớn của Màn hình MicroLED trong tương lai
  • Tìm hiểu về màn hình tivi LED và LCD, có gì khác biệt?

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giới thiệu đến bạn những thông tin về các loại màn hình máy tính phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, bài biết trên sẽ giúp ích bạn trong việc lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *