Trong thời kỳ mang thai thì mỗi tháng mẹ bầu cần có sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng chuẩn theo từng giai đoạn thai kì của bà bầu.
Chắc hẳn vấn đề về dinh dưỡng là vấn đề mà mẹ bầu nào cũng đều quan tâm ngay từ đầu thai kỳ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có kinh nghiệm để biết rằng nên ăn gì, ăn bao nhiêu để đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng và chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong 3 tháng đầu mang thai mẹ cần nạp khoảng 200 – 300kcal mỗi ngày.
Tuy nhiên ở giai đoạn này mẹ không cần phải bồi bổ quá nhiều vì bào thai chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất. Sau đây là một số dưỡng chất cần thiết mà mẹ nên bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai:
Bổ sung axit folic (vitamin B9): Trong tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu được khuyên là nên bổ sung khoảng 600mcg axit folic mỗi ngày qua một số thực phẩm như: Gan động vật, thịt gia cầm, rau màu xanh đậm, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam,…Nhờ việc bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giúp ngăn ngừa 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, gây ra các dị tật bẩm sinh như: nứt đốt sống, vô sọ, não úng thủy, sứt môi, hở hàm ếch…
Sắt: Nhu cầu sắt trong thời điểm này của mẹ sẽ là 25mg/ngày, mẹ có thể bổ sung sắt bằng các thực phẩm hàng ngày như: các loại thịt đỏ, các loại hạt, rau xanh đậm màu hoặc đậu phụ… ngoài ra mẹ có thể bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin B12: Đây cũng là vitamin quan trọng mẹ cần bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu, việc bổ sung đủ vitamin B12 sẽ giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh. Mẹ có thể bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, thịt bò, bông cải xanh, xoài…
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Ở thời điểm này thì nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng lên vượt trội và lượng calo lúc này mẹ cần bổ sung là khoảng: 300kcal mỗi ngày. Nhóm chất được các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung trong giai đoạn này là:
Chất bột gồm: cơm, mì, ngô, khoai, sắn…; Chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…; Chất béo: Dầu mỡ, vừng, lạc, hạt óc chó, hạt hạnh nhân…; Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Ngũ cốc, rau xanh, các loại củ và trái cây chín…;
Ngoài ra ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thì mẹ cần bổ sung thêm 1000 – 1200mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong ba tháng cuối thai kỳ
Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ cần đảm bảo cân đối giữa các nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra mẹ cần tăng cường bổ sung thêm nhiều axit béo omega-3 và choline để giúp bé phát triển não bộ tốt nhất, bổ sung canxi để giúp bé có hệ xương chắc khỏe và mẹ cũng nhớ ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ được coi là giai đoạn nước rút trong sự phát triển của thai nhi do vậy mẹ hãy ưu tiên bổ sung các thực phẩm lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Lời khuyên các chuyên gia dinh dưỡng
Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn, không để quá đói cũng không nên ăn quá no.
Lưu ý tới khẩu phần ăn, nhai chậm và cho cơ thể của bạn có thời gian để tiêu hóa thức ăn.
Bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ, nước ép để cung cấp chất dinh dưỡng, nước và chất xơ ít calo hơn.
Nên ăn các loại thực phẩm có chất lượng tốt hơn và điều chỉnh lượng ăn uống dựa trên mức độ hoạt động.
Hạn chế/ không sử dụng các thực phẩm, nước có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Không ăn các loại thịt, cá… tái chưa được nấu chín.
Ngoài ra, cần tham khảo các mẹo vặt nhận biết có thai để kịp thời phát hiện và theo dõi tình hình mang thai nhé!
Việc bà bầu áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé, vì vậy mẹ hãy lưu lại những chia sẻ phía trên để có kinh nghiệm chăm sóc tốt bản thân trong suốt thai kỳ.
Xem thêm:
>> Chị em mới mang thai không nên ăn rau gì để tránh nguy cơ sảy thai?
>> Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
>> Bà bầu có nên ăn mía không? Những lưu ý để ăn mía không ảnh hưởng đến mẹ và bé?
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH