Gạo nếp là loại thực phẩm ngon, được rất nhiều bạn ưa chuộng khi gạo nếp được chế biến thành các món xôi hay chè. Gạo nếp gần giống gạo có nguồn dinh dưỡng lớn, nhưng cũng có mặt hạn chế. Vậy ăn gạo nếp có tốt không?
Tìm hiểu thêm về gạo nếp
Gạo nếp có cấu tạo tương tự gạo, nhưng khi nấu có độ kết dính và dẻo hơn rất nhiều. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại gạo nếp khác nhau như: nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, nếp ngỗng, nếp lá…
Khá nhiều người cho rằng gạo nếp có nguồn dinh dưỡng tương đồng với các loại thực phẩm khác như gạo tẻ, ngô, sắn… Thế nhưng các nghiên cứu hiện đại chứng minh chúng cung cấp năng lượng gấp đôi so với các loại lương thực khác.
Giá trị dinh dưỡng
Gạo nếp có hàm lượng tinh bột và calo cao, ngoài ra chúng còn chứa nhiều dưỡng chất như Vitamin nhóm B, Canxi, Protein…. Trong các loại gạo nếp thì nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Theo thông tin nghiên cứu của TS. Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Mỹ, nếu xét ở góc độ dinh dưỡng thì gạo nếp cẩm là một “siêu thực phẩm”. Chúng chứa một lượng đáng kể vitamin E, sắt, chất xơ và chất chống ôxy hóa.
Ăn gạo nếp có tốt không?
Sự dụng gạo nếp trong bữa ăn rất tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình đặc biệt là với những bạn đang mang thai hay sau sinh và thiếu máu.
100g gạo nếp có tới 1,2mg sắt, do đó chúng được khuyên sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh.
Gạo nếp còn có chứa nhiều chất xơ không hoà tan, tốt cho tiêu hóa.
Vitamin E và dưỡng chất trong cám gạo nếp được đông y tận dụng chữa tê phù và chứng nghẹn, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho da.
Gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Ngoài ra chúng còn được dùng chữa các bệnh tiêu chảy, tiểu đường, buồn nôn, rối loạn bài tiết…
Lưu ý khi sử dụng gạo nếp
Gạo nếp thường được dùng chế biến xôi chè, tuy nhiên để gạo chế biến thơm ngon đảm bảo dưỡng chất bạn nên ngâm gạo trước khi chế biến:
+ Gạo nếp trồng trên đất khô (nếp nương): 10 – 12 tiếng.
+ Gạo nếp đồng bằng (nếp lúa nước): 4 – 6 tiếng.
Gạo nếp vốn chứa nhiều amylopectin tăng độ dẻo, dễ gây chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, do đó nên hạn chế sử dụng.
Vì gạo nếp có tính ấm nên bệnh nhân có thể thiên nhiệt, đàm nhiệt như bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng…hay có vết thương hở đều không nên ăn gạo nếp.
Bạn sẽ quan tâm:
- Tìm hiểu nhanh những điểm cực hay ho về gạo nếp
- Sự thật về gạo nếp ăn vào dễ bị nóng
- Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ
Qua bài viết này, các bạn đã hiểu được ăn gạo nếp có tốt không rồi đúng không nào. Gạo nếp tuy rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng gạo nếp trong khẩu phần ăn hằng ngày tránh gây hại cho sức khỏe.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH