Gừng là một loại thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong khi đó đem gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh tật.
Thông thường người ta sử dụng gừng để làm gia vị ướp, làm mứt, làm nước uống,… thế nhưng ít ai biết đến lợi ích tuyệt vời của gừng khi ngâm cùng giấm, sự kết hợp này là liều thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh tật, cùng khám phá xem công dụng và cách làm ngay nhé.
Lợi ích của gừng ngâm giấm
Gừng ngâm giấm tạo ra chất chống oxy hóa là alcohols, nên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp bài tiết mồ hôi, giảm đau dạ dày, giảm cân, ngăn rụng tóc, trị viêm khớp, giải cảm, tăng sức đề kháng,…
Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu lên đến 30%, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2012 từ Ấn Độ cho thấy, gừng có tác dụng tốt đối với chứng trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày khi dùng chung với men vi sinh.
Cách làm gừng ngâm giấm
Nguyên liệu
- 3-4 củ gừng
- 200ml giấm
- Bình thủy tinh
Cách làm
Bước 1 Đầu tiên bạn mua gừng về rửa sạch bùn đất, rồi dùng dao cắt thành từng lát mỏng.
Lưu ý phải chọn gừng tươi để phát huy tác dụng chữa bệnh.
Bước 2 Sau đó bạn xếp gừng vào bình thủy tinh và cho 200ml giấm vào (có thể gia giảm tùy vào lượng gừng ít hay nhiều).
Bước 3 Cuối cùng, bạn có thể bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Cách sử dụng gừng ngâm giấm
Sau khi ngâm một tuần là bạn có thể sử dụng được rồi, mỗi buổi sáng có thể dùng 2-4 lát gừng tươi để ổn định huyết áp, hỗ trợ trị bệnh viêm khớp.
Ăn gừng ngâm giấm hoặc một thìa nước giấm có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, lọc và thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn tốt cho gan, ngăn ngừa rụng tóc. Ở nam giới, gừng ngâm giấm còn là bài thuốc tăng cường thể lực, tráng dương hiệu quả.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các cách dùng trên, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
Những lưu ý khi sử dụng gừng ngâm giấm
- Không được ăn khi bụng đói, điều này sẽ làm tổn thương dạ dày do gừng ngâm giấm có tính nóng.
- Mỗi ngày không nên ăn nhiều hơn 3 lát gừng, vì ăn quá nhiều cũng không tốt.
- Những người chống chỉ định dùng gừng ngâm giấm: Người bị ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, bị bệnh trĩ chảy máu; người bị cảm nắng, sốt cao, vã mồ hôi; người bị bệnh về gan, tim mạch, tiểu đường; phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.
Hy vọng với những chia sẻ tất tần tật về lợi ích, cách làm, cách dùng gừng ngâm giấm sẽ giúp ích cho bạn, nếu sử dụng mà bị dị ứng hoặc có hiện tượng lạ thì phải ngưng ngay và đến bệnh viện kiểm tra.
Nguồn: Báo Tiền Phong
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn