Thịt cừu và những điều bạn nên lưu ý khi sử dụng

Thịt cừu và những điều bạn nên lưu ý khi sử dụng

Thịt cừu là loại thịt đỏ dồi dào protein chất lượng cao, giúp duy trì, phát triển cơ bắp. Do vậy mà chúng được rất nhiều người ưu chuộng. Thế nhưng sử dụng thịt cừu như thế nào mới thật sự đúng.

Giá trị dinh dưỡng

Protein: Là thành phần dinh dưỡng chính có trong thịt cừu, cung cấp Protein chất lượng cao cho cơ thể.

Chất béo: Không bão hòa xúc tác đốt cháy mỡ thừa, tốt cho quá trình giảm cân, tuy nhiên chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa đủ, bởi chất béo bão hòa có trong mỡ cừu làm tăng lượng Cholesterol trong máu.

Vitamin B12, B3: Quan trọng với sự hình thành máu và chức năng của não, điều hòa hệ tuần hoàn.

Kẽm, Selen, Phốt pho, Sắt: Hình thành và phát triển Hoocmon Insulin và Tstosterone.

Creatine, Taurine, Glutathione: Là Axit amin chống oxy hóa trong cá và thịt, có lợi cho tim và cơ bắp.

Thịt cừu và những điều bạn nên lưu ý khi sử dụngGiá trị dinh dưỡng

Công dụng

Thịt cừu là nguồn cung cấp Protein chất lượng cao duy trì, phục hồi cơ bắp, đặc biệt là người cao tuổi.

Axit amin Bta- alanine sản xuất Carnosin cải thiện chức năng cơ bắp, rất có lợi cho vận động viên.

Dưỡng chất trong thịt cừu còn giúp cơ thể hấp thụ Sắt tốt hơn, phòng bệnh thiếu máu.

Theo Đông Y, thịt cừu không có tính ôn hòa, giúp bổ thận tráng dương.

Thịt cừu duy trì, phục hồi cơ bắp, bổ thận tráng dương

Thịt cừu và tim mạch – ung thư

Thịt cừu cũng thuộc nhóm thịt đỏ được cho là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về tim, đột quỵ, cao huyết áp và ung thư. Thế nhưng vẫn chưa có minh chứng xác thực nào cho thấy giả thuyết này là đúng.

Trong các nghiên cứu gần đây trên thịt đỏ, khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao và nấu chín kỹ sẽ tạo ra các Amin dị vòng – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao và nấu chín kỹ sẽ tạo ra các Amin dị vòng - một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Lưu ý khi dùng thịt cừu

Tốt nhất nên sử dụng thịt cừu ở mức độ vừa phải không vượt quá 500g/ tuần.

Khi chọn tránh sử dụng phần có quá nhiều mỡ sẽ nặng mùi, đồng thời lượng Cholesterol sẽ cao hơn nhiều.

Trộn đều phần mỡ và thịt nhằm giảm hàm lượng Cholesterol.

Khi sơ chế nên chà xát thịt với gừng, ngâm trong rượu trắng 5 phút và rửa sạch, giúp loại bỏ mùi. Nấu với nhiệt độ trung bình chỉ sử dụng thịt cừu đã được nấu chín tới. Thịt cháy xém hay chín kỹ đều không tốt cho sức khỏe.

Không uống trà trước và sau khi dùng thịt cừu, tránh hình thành Protein axit tannic ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, táo bón.

Không kết hợp với giấm, dưa hấu bởi chúng sẽ gây ức chế chức năng lá lách và dạ dày.

Không dùng sầu riêng và bí ngô ngay sau khi ăn thịt cừu, tránh làm tăng Cholesterol trong máu, gây choáng. Nếu gặp tình trạng này bạn có thể uống chút nước muối pha loãng để khắc phục tạm thời.

Người có bệnh đau mắt đỏ, nhiệt miệng, nướu, viêm họng không nên ăn thịt cừu, như vậy tình trạng bệnh sẽ tệ hơn nhiều,

Tốt nhất nên sử dụng thịt cừu ở mức độ vừa phải không vượt quá 500g/ tuần.

Giúp duy trì, phát triển cơ bắp, ngăn ngừa thiếu máu nhưng để sử dụng thịt cừu giúp cải thiện sức khỏe, nên tiêu thụ lượng thịt cừu vừa phải được nấu ở nhiệt độ thích hợp.

Bạn sẽ quan tâm:

  • Những thói quen ăn thịt nguy hại cho sức khỏe
  • Thịt bò mua phần nào ngon nhất?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *