Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa người phương Đông. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách cúng lễ gia tiên trong dịp Tết Đoan Ngọ nhé!
1Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống văn hóa người Việt, mâm cúng tết Đoan Ngọ thường có các lễ vật như:
- Hương, hoa, vàng mã,
- Nước, rượu nếp,
- Các loại hoa quả,
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,
- Xôi, chè.
Tùy thuộc vào văn hóa và quan niệm của từng dân tộc, vùng miền, các lễ vật dâng cũng khác nhau. Tuy nhiên, hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp là những lễ vật không thể thiếu.
- Đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ: Dưa hấu đỏ thường được dâng cũng trong dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc. Miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên – Huế không thể thiếu chè kê và thịt vịt, vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
- Đối với miền Nam Trung bộ: Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, tại một số gia đình, trên mâm cúng tết Đoan Ngọ luôn có xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
- Đối với miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Nam không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.
2Một số lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là một trong những dịp quan trọng trong năm. Vì vậy, các thành viên trong gia đình thường tranh thủ sum họp về nhà đoàn tụ và chuẩn bị mâm cúng. Việc cúng Tết Đoan Ngọ cần lưu ý một số điều sau:
– Mâm cúng thông thường sẽ được bày ra trên bàn thờ tổ tiên hoặc trước nhà. Gia chủ cũng có thể bày mâm cúng ở cả trước và bàn thờ tổ tiên.
– Thông thường, giờ cũng Đoan Ngọ rơi vào buổi trưa, khoảng từ 11 – 13h. Đối với những gia đình không có thời gian ở nhà thời điểm trưa thì cũng có thể cúng vào buổi sáng sớm.
– Khi cúng, gia chủ sẽ khấn vái, đọc văn khấn rồi thắp nhang lên tổ tiên nhằm mong được phù hộ may mắn, sức khỏe cho gia đình.
3Văn cúng Tết Đoan Ngọ
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
- Tìm hiểu về Ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á
- Cách làm bánh Tro dịp Tết Đoan Ngọ đơn giản dễ làm tại nhà
- Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt? Tục ăn thịt vịt và ngày Tết Đoan Ngọ
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về phong tục cúng Tết Đoan Ngọ. Bạn có chia sẻ hay thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé