Cổng OBD 2 là gì? Vị trí của cổng trên xe? Các tiện ích từ cổng OBD 2

Cổng OBD 2 là gì? Vị trí của cổng trên xe? Các tiện ích từ cổng OBD 2

Hệ thống OBD 2 mặc dù đã ra đời khá lâu dùng để kết nối các phụ kiện ô tô, nhưng có thể vẫn còn xa lại với nhiều tài xế. Vậy cổng OBD 2 là gì, được lắp đặt ở vị trí nào, có tác dụng gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1Cổng OBD 2 là gì?

Định nghĩa

OBD 2 (On-board Diagnostics) là hệ thông có chức năng đọc thông số trên xe, giám sát hoạt động của các bộ phận quan trọng trên động cơ, đồng thời chẩn đoán lỗi của các bộ phận này và phát ra tín hiệu cảnh báo.

Cổng OBD 2 là gì? Vị trí của cổng trên xe? Các tiện ích từ cổng OBD 2

Hệ thống này được tích hợp trên các xe ô tô từ những năm 1996 tại Mỹ, sau đó được phát triển và đưa vào sử dụng ở nhiều khu vực khác. Cụ thể hơn, các dòng xe được tích hợp OBD 2 gồm có:

  • Các dòng xe sản xuất tại châu Âu từ năm 2004 trở đi.
  • Các dòng xe sản xuất tại châu Á từ năm 2009 trở đi.

Cấu tạo

OBD 2 được cấu thành từ một hay nhiều bộ điều khiển trung tâm ECU (Electronic Control Unit), làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ. Chúng kết hợp với các bộ phận khác trên xe như: đèn chẩn đoán MIL, cổng chẩn đoán DLC và các dây dẫn. Trong đó:

  • Đèn MIL (Malfunction Indicator Light) là bộ phận phát ra tín hiệu cho chủ xe biết hệ thống đang gặp phải sự cố cần sửa chữa.
  • Cổng DLC (Diagnostic Link Connector) là bộ phận kết nối giữa hệ thống OBD và bộ điều khiển trung tâm ECU để nhận tín hiệu.

Cấu tạo của cổng OBD 2

Khi xe di chuyển, ECU sẽ tự động thiết lập hệ thống chẩn đoán và cài đặt vào bộ nhớ mã lỗi. Nếu xe gặp phải sự cố, đèn “Check Engine” hay đèn MIL trên taplo sẽ lập tức báo sáng để người lái xe nhận biết nhanh chóng và kịp thời.

Vị trí cổng OBD 2 trên xe

Hầu hết các cổng OBD 2 trên xe thường nằm ở phía dưới chân phanh dưới dạng cổng kết nối 16 chân. Ở một số dòng xe, cổng OBD có thể lắp đặt ở vị trí khác. Khi đó, bạn nên liên hệ nhà sản xuất để biết vị trí chính xác của chúng.

Vị trí của cổng OBD 2 trên xe

2Các tiện ích mà cổng OBD 2 mang lại

Báo lỗi và cảnh báo khi hệ thống xảy ra vấn đề

Vai trò chủ chốt của cổng OBD 2 chính là chẩn đoán và cảnh báo lỗi khi hệ thống xảy ra vấn đề. Điều này sẽ giúp cho chủ xe sớm phát hiện những sự cố nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

OBD 2 giúp báo lỗi và cảnh báo khi hệ thống xảy ra vấn đề

Thông thường, những tai nạn giao thông gặp phải có thể do nguyên nhân chủ quan, nhưng cũng có trường hợp do nguyên nhân khách quan từ hệ thống xe. Khi đó, việc phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi này sẽ giúp việc tham gia giao thông an toàn hơn.

Lưu giữ thông tin mã lỗi của xe, hỗ trợ kĩ thuật viên sửa lỗi nhanh hơn

Nhờ có hệ thống OBD 2 mà các kĩ thuật viên không cần phải tự tìm lỗi thủ công nữa. Thay vào đó, họ chỉ cần đọc các thông số cảnh báo trên hệ thống hoặc đếm số lần nháy của đèn cảnh báo là được, giúp cho việc sửa lỗi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Lưu giữ thông tin mã lỗi của xe

Lắp đặt thêm các phụ kiện ô tô như màn hình HUD, định vị ô tô

Bên cạnh các lợi ích nêu trên, OBD 2 còn có thể hỗ trợ người dùng lắp đặtthêm màn hình HUD, định vị ô tô. Trong đó, màn hình HUD giúp hiển thị trạng thái xe trên kính lái, bao gồm những thông tin như tốc độ hiện tại của xe, quãng đường đi được, định vị,… đúng với tầm mắt quan sát của người lái.

Màn hình HUD cần phải được kết nối với hệ thống của xe thông qua cổng OBD 2 để nhận các thông số cần thiết. Do đó, cổng này còn có tác dụng hỗ trợ chủ xe lắp đặt thêm các phụ kiện khác với nhiều tiện ích, giúp cho việc di chuyển được thuận tiện hơn.

Màn hình HUD dùng cổng OBD 2

Còn thiết bị định vị ô tô khi được lắp đặt và kết nối thông qua cổng OBD 2 sẽ được sử dụng như 1 hộp đen mini cho chiếc xe của bạn, giúp theo dõi, giám sát vị trí, lịch trình di chuyển của chiếc xe, đồng thời đưa ra các cảnh báo an toàn, lưu trữ báo cáo lịch trình di chuyển hiệu quả.

thiết bị định vị ô tô được kết nối thông qua cổng OBD

Bảo vệ môi trường, kiểm soát lượng khí thải của xe

Một tác dụng tuyệt vời mà cổng OBD 2 mang lại chính là kiểm soát lượng khí thải của xe. Đây cũng là mục đích đầu tiên thúc đẩy việc ra đời của hệ thống OBD 2.

Khi đó, việc kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống khí thải từ các phương tiện xe lưu thông tại Mỹ là tiền đề để các nhà sản xuất ô tô thiết lập hệ thống theo dõi và kiểm soát lượng khí thải của xe. Sau đó, hệ thống này dần được hoàn thiện và phát triển, không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ môi trường mà còn đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng như hiện nay.

Xem thêm:

  • Màn hình HUD là gì? Có bao nhiêu loại? Tác dụng màn hình HUD trên ô tô
  • Cách lắp đặt/tháo gỡ định vị ô tô Vietmap OB01 đơn giản tại nhà
  • Vì sao nên lắp đặt, sử dụng cảm biến áp suất lốp xe cho ô tô

Mong rằng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về hệ thống OBD 2 trên xe ô tô, cũng như hiểu thêm về những tiện ích mà hệ thống này mang lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *