Nhiều người dùng điện thoại thường có thói quen vừa ngủ vừa đeo tai nghe mà không biết rằng hành động này mang nhiều tác hại và hiểm họa khó lường. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Xem ngay loa đang có giảm giá SỐC
1 Tại sao chúng ta thường đeo tai nghe khi ngủ
Chống tiếng ồn từ bên ngoài
Nhiều người dùng tai nghe để giảm bớt tiếng ồn của xe cộ, tiếng nói chuyện trên đường phố hay những âm thanh khó chịu của công trình đang thi công. Từ đó mang lại cảm giác dễ chịu mà thoải mái hơn và có thể tận hưởng giấc ngủ sâu.
Giúp ngủ dễ dàng hơn
Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Carilion Virginia ở Mỹ đã chỉ ra rằng nghe nhạc trong khi ngủ có thể là một hình thức điều trị hữu hiệu cho những người bị PTSD hoặc mất ngủ. Do vậy, việc đeo tai nghe để nghe nhạc có thể giúp họ thư giãn tâm trí và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thưởng thức những bản nhạc hay
Xét về chất lượng, đeo tai nghe đúng cách sẽ giúp âm thanh khi truyền từ tai nghe đến tai sẽ rõ hơn, âm thanh không bị phát ra ngoài cho phép bạn có thể thưởng thức những bản nhạc có chất lượng âm thanh tốt nhất.
Mang lại cảm giác thư giãn
Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc giúp giảm nhịp thở và nhịp tim của bạn. Nghe nhạc trước khi đi ngủ có thể thư giãn đầu óc, giúp cơ thể bạn nới lỏng và tập trung hơn vào giấc ngủ, thay vì những suy nghĩ ban ngày phiền phức khác.
Không chỉ có vậy, âm nhạc cùng giúp kích thích sản sinh Serotonin, một hóa chất được tạo ra trong não khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.
Do ngủ quên khi đang nghe nhạc, xem video
Một nguyên nhân nữa là do người dùng thường sử dụng tai nghe để xem phim, nghe nhạc nhưng lại ngủ quên trong quá trình sử dụng khiến tai nghe hoạt động suốt thời gian dài.
2 Những tác hại của việc đeo tai nghe khi ngủ
Tích tụ nhiều ráy tai
Nguy hiểm nhất là khi tai nghe nhét tai làm chặn sự lưu thông không khí xung quanh tai, khiến sáp dễ dàng ấn vào màng nhĩ của bạn hơn. Nếu tích tụ quá nhiều ráy tai, việc lấy ra sẽ khó khăn hơn, dẫn đến việc tai dễ bị tổn thương khi lấy ráy tai.
Gây viêm tai ngoài
Một trường hợp khác có thể xảy ra là vùng da quanh vùng ống tai của bạn sẽ từ từ bị bào mòn, tạo ra một loại chất lỏng chảy vào tai. Điều này cũng sẽ dẫn đến đau ở tai ngoài và có thể ảnh hưởng tới màng nhĩ.
Ảnh hưởng xấu đến màng nhĩ
Nếu bạn nghe các thể loại nhạc có nhịp độ nhanh như nhạc pop, rock, EDM hoặc hip hop là loại âm nhạc có xu hướng làm cho tinh thần hưng phấn, tỉnh táo. Điều này khiến người dùng có xu hướng mở âm lượng cao hơn bình thường, kích thích quá mức trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương màng nhĩ hoặc điểm cuối của thần kinh cảm thụ, gây ù tai, đau thính giác, thậm chí dẫn đến điếc tai.
Không nghe được khi có tình huống khẩn cấp
Việc đeo tai nghe cũng khiến người dùng không nghe thấy những gì xảy ra xung quanh, khiến cho họ không nhận thức được những nguy hiểm sắp xảy đến, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp như tiếng còi báo động cháy nhà hoặc báo trộm,…
Làm hỏng tai nghe
Đối với một số loại tai nghe nhét trong có thân dài, nếu bạn ngủ nghiêng, bạn có thể sẽ nằm lên tai nghe làm chúng bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng khi sử dụng.
3 Một số lời khuyên
Nên nghe radio hoặc bật loa ngoài khi ngủ
Để bảo vệ thính giác, bạn chỉ có thể sử dụng tai nghe tối đa 2 tiếng/ngày và nên nghe radio hoặc bật loa ngoài khi ngủ.
Chỉnh mức âm lượng vừa phải
Khi đeo tai nghe bạn cần điều chỉnh âm lượng vừa phải, không quá to. Đồng thời tránh ngủ với tai nghe trong khi điện thoại đang sạc vì điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị điện giật.
Chọn loại tai nghe phù hợp
Quan trọng nhất là phải chọn được tai nghe có kích thước vừa vặn, không gây cấn hay khó chịu khi bạn nằm nghiêng sang trái/phải. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các loại tai nghe Bluetooth vì nó sẽ không làm vướng dây khi thay đổi tư thế khi ngủ.
Hẹn giờ tắt nhạc
Bạn nên hẹn giờ tắt nhạc để khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ, âm thanh sẽ được ngắt, giúp tiết kiệm pin điện thoại đồng thời giảm ảnh hưởng xấu đến tai.
Lựa chọn bài hát tốt cho giấc ngủ
Loại bài hát lý tưởng để nghe khi bạn muốn ngủ là một bài hát có nhịp gần với nhịp tim của bạn – từ 60 đến 80 BPM (nhịp/phút). Bạn có thể dễ dàng tra cứu các list nhạc này trên YouTube hoặc các ứng dụng nghe nhạc phổ biến hiện nay.
- 3 cách quấn dây tai nghe không bị rối, nhanh, đẹp và an toàn
- Tìm hiểu về tai nghe In-ear, tai nghe Earbuds. Chúng có gì khác nhau?
- Đeo tai nghe việc nhỏ nhưng hậu quả to nếu không biết cách
Trên đây là thông tin về tác hại của việc đeo tai nghe khi đi ngủ mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.