Sở thích ăn gạo sống, tốt hay xấu?

Sở thích ăn gạo sống, tốt hay xấu?

Không ít người có sở thích “kỳ quặc” này, và bản thân họ cũng không khỏi thắc mắc liệu sở thích ăn gạo sống có gây hại gì không. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về việc này nhé

Ăn gạo sống tốt hay xấu?

Khó tiêu hóa

Sở thích ăn gạo sống, tốt hay xấu?

Gạo sống là thức ăn khó tiêu hóa

Bản thân hạt gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, cả Vitamin và khoáng chất có lợi. Nhưng gạo sống với thành phần chính là tinh bột sống, cơ thể không có men (Enzyme) để tiêu hóa loại này.

Vì vậy ăn gạo sống sẽ gây khó khăn, bất lợi cho quá trình tiêu hóa, có thể bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, và cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng trong gạo.

Nguy cơ nhiễm khuẩn

Bạn khó kiểm soát được tính an toàn của hạt gạo

Bạn khó kiểm soát được tính an toàn của hạt gạo

Quá trình thu hoạch và phơi sấy, tách hạt khiến hạt gạo có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, nhất là cả nguy cơ tẩm ướp chất tẩy trắng, chất thơm… trên hạt gạo.

Các chuyên gia luôn khuyến cáo gạo cần được làm sạch, nấu chín và ăn nóng để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm chất độc, nhiễm bệnh cho cơ thể. Người ăn gạo sống sẽ đối diện với nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh trên hạt gạo không đảm bảo sạch.

Tóm lại, việc ăn gạo trắng sống không những không cung cấp dinh dưỡng, mà còn khiến bạn mắc các bệnh về tiêu hoá, thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi,…

  • Gạo trắng hay gạo lứt tốt cho sức khỏe hơn?

Ăn gạo sống, sở thích, thói quen hay 1 loại bệnh?

Ăn gạo sống có hẳn là bệnh?

Ăn gạo sống có hẳn là bệnh?

Khoa học chưa có câu trả lời cuối cùng cho chứng nghiện gạo sống hay các thức ăn “dị thường” khác của nhiều người ở khắp thế giới. Tuy nhiên, có thể hiểu, nghiện gạo sống hay bất kỳ “thức ăn” khác thường nào khác nó liên quan tới yếu tố thói quen, tâm lý nhiều hơn là bệnh tật.

Đa phần các “bệnh nhân” đều bắt nguồn thói quen ăn gạo sống (hay thứ gì đó khác thường) từ 1 trường hợp cụ thể nào đó, cảm thấy thích thú và thực hiện thường xuyên dẫn đến hình thành thói quen, gây nghiện.

Bản thân người nghiện sẽ cảm thấy thèm nếu không được ăn gạo sống, khi nghe thấy về gạo hay khi ngửi thấy mùi gạo…

Tuy nhiên, trên thực tế, người “nghiện” hoàn toàn có thể “cai nghiện” nếu đủ quyết tâm.

  • Cơm nếp và cơm tẻ, thứ nào bổ dưỡng hơn?

Cách từ bỏ thói quen ăn gạo sống

Bạn hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen ăn gạo sống, nếu muốn!

Bạn hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen ăn gạo sống, nếu muốn!

Để có thể từ bỏ thói quen này, người nghiện hẳn phải làm công tác tư tưởng cho bản thân.

– Trước tiên, bạn cần xác định mình có thói quen này từ khi nào? Có nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng này không? Bạn có ý thức được tác hại của thói quen này không? Và bạn làm gì để kiểm soát điều này?

Cần nhận thức được tác hại của sở thích này và quyết tâm từ bỏ thì mới thực hiện được.

– Mỗi khi thèm ăn gạo sống, bạn vẫn có thể ăn nhưng giảm dần về số lượng, sau đó thay thế bằng các thức ăn tương tự như bánh gạo, bánh mỳ, bánh ngọt…

– Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của người thân hay bạn bè, rằng bạn đang từ bỏ thói quen không có lợi này, để họ kịp thời ngăn cản khi thấy bạn ăn gạo sống hoặc lôi kéo sự chú ý của bạn sang vấn đề khác…

– Tăng cường lịch sinh hoạt của cá nhân bằng các hoạt động vui chơi, vận động, tham gia hoạt động tập thể nhiều hơn.

– Chú ý bổ sung dinh dưỡng, ăn đúng giờ, đúng bữa, hạn chế dần thói quen ăn vặt…

Thay đổi thói quen là không dễ, nhưng không phải không thể, chỉ cần bạn đủ quyết tâm. Chúc bạn thành công!

Bạn có thể tham khảo thêm gạo hoa lúa xanh có bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Nếu bạn hoặc người thân quen cũng có sở thích ăn gạo sống kỳ lạ như thế này, hãy thử chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo và bình luận nhé!

Bạn sẽ quan tâm:

  • Bí quyết nấu cơm ngon dẻo cho các loại gạo
  • Công dụng hút ẩm và làm sạch bất ngờ từ gạo
  • Gạo mốc có ăn được không?

Kinh nghiệm hay Bách Hoá XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *