Những công dụng của hành tím Ấn Độ, không phải ai cũng biết

Những công dụng của hành tím Ấn Độ, không phải ai cũng biết

Hành tím Ấn Độ là hành gì và có thành phần dinh dưỡng ra sao? Cùng tìm hiểu về những công dụng của hành tím Ấn Độ ngay bên dưới nhé.

Hành tím Ấn Độ được biết đến là một nguyên liệu quen thuộc trong những món ăn Việt. Ngoài việc dùng để nấu ăn thì hành tím Ấn Độ còn có những công dụng không phải ai cũng biết. Và để tìm hiểu được những công dụng của hành tím Ấn Độ thì hãy theo dõi bài viết này cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé.

Hành tím Ấn Độ là gì?

Những công dụng của hành tím Ấn Độ, không phải ai cũng biếtHành tím Ấn Độ là gì?

Hành tím Ấn Độ có tên gọi khoa học A. ascalonicum thuộc chi Allium, họ Amaryllidaceae và thuộc bộ Asparagales. Hành tím Ấn Độ có nguồn gốc, xuất xứ từ Ấn Độ được trồng trên diện rộng tại các bang Maharashtra, Gujarat và Delhi. Hành tím là một loài cây thân thảo, chúng có thời gian sinh trưởng khoảng 55 – 60 ngày.

Hành tím thường có hai loại là củ to tròn và củ nhỏ dài. Chúng có vỏ ngoài màu tím, cắt đôi bên trong thì chia thành từng lớp giống như hành tây. Khi trồng hành tím nên chọn củ già (hay củ ngừng tăng trưởng ) thường có màu tím sậm. Hành tím có thể trồng được ở trên nhiều loại đất như là đất sét pha thịt, đất thịt pha, cát đất thịt,…

Tuy nhiên, loại thích hợp nhất là trồng trên đất thịt pha cát. Đất trồng của hành tím phải là loại đất tơi xốp và cao ráo, đặc biệt là chứa nhiều chất dinh dưỡng, nếu trồng quá gần nguồn nước mặn thì phải sử dụng nước ngọt để tưới thường xuyên cho đất trồng hành tím đảm bảo không bị nhiễm mặn.

Thành phần có trong hành tím Ấn Độ

Thành phần có trong hành tím Ấn ĐộThành phần có trong hành tím Ấn Độ

Thành phần hóa học của một loài thực vật nào đó sẽ xác định khả năng sử dụng điều trị của chúng. Trong thành phần của nước sữa của hành tím Ấn Độ ngoài colchicine thì các dẫn xuất của alkaloid này đã được tìm thấy như: glycoside (colchicine) và hợp chất có chứa lưu huỳnh, thiocolchicine, alkaloids.

Ngoài ra các hoạt chất sinh học của hành tím Ấn Độ còn có đặc tính chống lại stress tại chỗ, bởi vậy mà chúng được sử dụng rất rộng rãi cho việc chữa trị các khớp xương khớp, thấp khớp, bầm tím, đau nửa đầu và bong gân.

Nước sữa còn hỗ trợ giảm viêm, và ngoài ra cũng góp phần vào việc chữa lành vết thương một cách nhanh chóng hơn mà trong đó các đặc tính khử trùng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Một số công dụng của hành tím Ấn Độ

Ngăn chặn ung thư, ngăn ngừa lão hóa

Ngăn chặn ung thư, ngăn ngừa lão hóaNgăn chặn ung thư, ngăn ngừa lão hóa

Được biết đến là thực phẩm có tính chống oxy hóa mạnh nên hành tím có tác dụng ngăn chặn ung thư cực kì hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp tăng cường cho hệ miễn dịch, ngăn ngừa được lão hóa.

Tốt cho hệ tim mạch

Tốt cho hệ tim mạchTốt cho hệ tim mạch

Theo báo Thanh Niên, trong hành tím còn có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như là vitamin C, B6, chất xơ, canxi, sắt, axit folic rất tốt cho hệ tim mạch, hệ hô hấp kể cả bệnh lao, giúp chống loãng máu và tăng khả năng tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Đặc biệt nếu dùng thường xuyên hành tím sẽ có tác dụng ngăn ngừa đến 50% bệnh ung thư dạ dày, bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa viêm loét và cũng như là thúc đẩy việc sản sinh nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Cải thiện lượng đường trong máu

Cải thiện lượng đường trong máuCải thiện lượng đường trong máu

Trong hành tím chứa chromium cũng giúp cơ thể những người mắc bệnh tiểu đường xảy ra những phản ứng phù hợp để giảm lượng insulin và cải thiện được lượng đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh hoặc ngăn làm bệnh ngày càng trở nặng hơn.

Nhờ vào các đặc tính sát trùng và kháng khuẩn của hành tím mà chúng có khả năng vô hiệu hóa các loại vi khuẩn gây ra bệnh về hô hấp như bệnh lao.

Bạn cũng có thể ăn hành kèm với muối hoặc uống 3-4 thìa nước ép từ hành kèm với mật ong mỗi ngày để chữa bệnh ho, tiêu đờm. Bên cạnh đó, củ hành tím cũng có khả năng kiểm soát về huyết áp, hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch.

Cách làm hành tím ngâm chua kiểu Ấn Độ

10 phút
20 phút
4 người

Nguyên liệu làm món hành tím ngâm chua kiểu Ấn Độ

  • 200gr củ hành tím
  • 200ml nước
  • Ớt
  • Gia vị: Giấm, muối

Mẹo hay

Để có được phần hành ngon bạn nên chọn những phần hành tròn, có màu sáng, vẫn giữ được hình dán nguyên vẹn và có mùi thơm nồng đặc trưng.

Cách làm món hành tím ngâm chua kiểu Ấn Độ

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệuSơ chế nguyên liệu

Hành tím lột vỏ, rửa sạch. Một mẹo hay cho bạn đó là sau khi lột hành thì nên cho hành vào đá để giữ được độ giòn và giảm mùi hăng.

Bước 2 Ngâm chua hành tím

Ngâm chua hành tímNgâm chua hành tím

Bạn xếp những củ hành tím vào lọ thủy tinh sạch. Sau đó, bạn tiến hành pha hỗn hợp ngâm chua gồm 200ml nước ấm cùng ½ muỗng muối, 2 muỗng giấm và 2 trái ớt. Sau khi hòa tan hỗn hợp thì bạn cho hết vào lọ hành.

Bạn để hành bên ngoài trong nhiệt độ thường khoảng 2-3 ngày. Bạn nên lắc đều hỗn hợp hành tím ngâm trong lọ từ 2-3 lần mỗi ngày. Sau khi hành chuyển trong thì cần bảo quản mát trong ngăn lạnh.

Thành phẩm

Hành tím ngâm chua kiểu Ấn ĐộHành tím ngâm chua kiểu Ấn Độ

Món hành tím ngâm chua được nhiều người yêu thích bởi vị chua nhẹ quyện cùng vị hăng của hành tạo nên một món ăn hấp dẫn, thu hút nhiều người. Bạn có thể ăn kèm cùng với các món ăn có nhiều vị béo để chống ngấy.

Cách mua và giá bán của hành tím Ấn Độ

Cách mua và giá bán của hành tím Ấn ĐộCách mua và giá bán của hành tím Ấn Độ

Hành tím Ấn Độ hiện nay khá phổ biến trên thị trường thực phẩm rau củ Việt Nam với giá từ 21.000 – 25.000 đồng/1kg và được bày bán rộng khắp tại các chợ đầu mối, chợ nông sản dành cho người tiêu thụ kể cả số lượng lớn,…

Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ, thực phẩm tươi sống ngày càng được các doanh nghiệp bày bán trên các trang thương mại điện tử. Hay các ứng dụng mua thực phẩm online đều có sự xuất hiện của hành tím Ấn Độ, điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua và sử dụng.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã gửi đến bạn những công dụng của hành tím Ấn Độ, không phải ai cũng biết. Thế nên, bạn hãy nên bổ sung hành tím để mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nguồn: báo Thanh Niên

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *