Thực phẩm đông lạnh có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời còn giúp lưu trữ thức ăn thừa và hạn chế các chất thải ra môi trường. Vậy làm cách nào để bảo quản thực phẩm đông lạnh, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xem ngay hộp đựng thực phẩm giá SỐC
1 Thực phẩm đông lạnh là gì?
Thực phẩm đông lạnh là các thực phẩm được chế biến sẵn và được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong khoảng thời gian dài. Khi đông lạnh thực phẩm sẽ giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng và hình dáng ban đầu.
Nhiệt độ thấp giúp vi sinh vật bị đóng băng nên không thể làm hư hỏng thực phẩm. Hiện nay, thực phẩm đông lạnh không chỉ riêng cá thịt mà còn có nhiều loại thực phẩm khác như bánh xếp, chả giò, cá viên, bò viên,…
Tuy nhiên, thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ không ngon bằng thực phẩm tươi sống, nhưng đối với trường hợp phải bảo quản lâu, thì thực phẩm đông lạnh là một sự lựa chọn phù hợp.
2 Các loại thực phẩm có thể bảo quản đông lạnh
Đa phần các loại thực phẩm đều có thể đông lạnh được. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên đông lạnh các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, ghẹ, cua… vì những loại thực phẩm này có thời gian bảo lâu trong tủ lạnh.
Nhưng đối với những thực phẩm như rau củ các loại, các bạn nên mua rau củ tươi và chế biến ngay. Mặc dù rau củ cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên, thời gian bảo quản chúng khá ngắn và hàm lượng dinh dưỡng sẽ giảm không được như ban đầu.
3 Các loại thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh
Bên cạnh đó, vẫn có một số loại thực phẩm không cần phải bảo quản đông lạnh, vì khi bảo quản ở nhiệt độ thấp chúng sẽ mất đi hương vị ban đầu hoặc thay đổi kết cấu của chúng. Một số loại thực phẩm không được nên cấp đông như:
- Các loại rau củ có hàm lượng nước cao như: Lá salad, cà chua, dưa chuột, khoai tây sống,… bị mềm nhũn nếu cấp đông.
- Thực phẩm chiên có thể bị sũng nước và dầu thay đổi mùi vị khi cấp đông.
- Ngoài ra, kem chua, kem tươi hoặc trứng nấu chín.
4 Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách
Nhiệt độ bảo quản hợp lý
Nhiệt độ bảo quản là yếu tố quan trọng nhất quyết định sản phẩm đông lạnh đó còn tốt hay không. Thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ -18 độ C.
Trên thực tế, hầu như rất ít loại sản phẩm được bảo quản ở đúng nhiệt độ cần thiết bởi ngăn đá của tủ lạnh gia đình cũng chỉ đạt được độ làm lạnh vào khoảng – 8 độ C.
Chính vì vậy, những thực phẩm đông lạnh này được sử dụng càng sớm càng tốt để sản phẩm không bị biến chất dưới tác động của nhiệt độ.
Rửa sạch và bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ đông
Trước khi bạn tiến hành đưa thực phẩm vào cấp đông, bạn cần rửa sạch thực phẩm, thay túi, giấy gói khác và không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín, sẽ giúp tủ đông không bị ám mùi hôi khó chịu đồng thời giúp bảo vệ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.
Đựng thực phẩm bằng hộp có nắp đậy hoặc túi ni lông kéo khóa
Tuy nhiên, bạn nên bảo quản thực phẩm trong các hộp có nắp đậy hoặc túi nilon có khóa kéo để thực phẩm giữ được hương vị cũng như tránh bị ám mùi của thực phẩm khác.
Đối với những thực phẩm có nước như cá thịt, chúng ta nên bọc kín để ngăn dưới cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn.
Loại bỏ hết không khí trong túi cấp đông trước khi để vào tủ đông
Trong quá trình bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp, bạn nên loại bỏ hết không hết không khí trong túi cấp đông trước khi để vào tủ đông, điều này sẽ làm giảm sự tiếp xúc với không khí có thể dẫn tới cháy đông – hiện tượng thực phẩm đông lạnh bị hỏng hoặc đổi màu do mất nước và bị oxy hóa.
5 Rã đông thực phẩm đúng cách
Mỗi loại thực phẩm có quá trình rã đông khác nhau. Để giữ cho hàm lượng dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình rã đông, bạn nên để thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh trước từ sớm để rã đông dần.
Hoặc có thể lựa chọn những dòng tủ lạnh trang bị công nghệ đông mềm. Công nghệ này giúp giải quyết những vấn đề thường gặp khi cấp đông như: thực phẩm sau khi ra đông bị mất mùi, dinh dưỡng, thực phẩm không thể cắt, rã đông lâu,…
6 Bảo quản thực phẩm đông lạnh trong bao lâu?
Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau mà quá trình bảo trong khoảng thời gian khác nhau, dựa theo thời gian biểu khuyến nghị của FDA mà có thể cho chất lượng tối ưu, ví dụ:
- Rau củ: 8 – 12tháng, tuy nhiên bạn phải luôn giữ nhiệt độ ổn định và không cấp đông nhiều lần.
- Trái cây: Không quá 8 tháng.
- Thịt băm: 2 – 3 tháng.
- Thịt xông khói và xúc xích: 1 – 2 tháng.
- Món thịt quay gói sẵn nhưng chưa nướng: 4 -12 tháng.
- Thịt xay chưa nấu chín: 3 – 4 tháng.
- Gia cầm nguyên con chưa nấu chín: 12 tháng.
- Các bộ phận gia cầm chưa nấu chín: 9 tháng.
- Gia cầm nấu chín: 4 tháng.
Đối với thực phẩm không được liệt kê bên trên, bạn hãy rã đông nó và kiểm tra chất lượng của chúng, bằng cách ngửi, nếu bạn thấy thực phẩm có mùi không giống bình thường thì không nên sử dụng nữa.
- Tại sao tủ lạnh có mùi hôi? Tác hại khi tủ lạnh có mùi khó chịu
- 20 mẹo sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp, khoa học và hợp lý
- Vì sao tủ lạnh lâu đông đá và cách khắc phục nhanh gọn
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được các cách bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách. Mọi thắc mắc nào về mẹo sử dụng tủ lạnh thì bạn hãy để lại bình luận dưới đây nhé!