Nhắc đến trung thu thì chắc hẳn ai cũng biết đến sự tích thỏ ngọc cung trăng và bài học về lòng nhân ái. Cùng tìm hiểu thêm về nội dung câu chuyện đầy ý nghĩa này nhé!
Từ xưa đến nay vào đêm rằm trung thu, mọi người thường truyền tai nhau về giai thoại cho rằng khi chị Hằng xuất hiện thì chắc chắn sẽ có sự hiện diện của chú thỏ ngọc màu trắng luôn mang đến niềm vui cho các em trên khắp mọi miền của đất nước.
Câu chuyện dưới đây sẽ giúp các bé hiểu hơn về sự tích thỏ ngọc cung trăng và bài học sâu sắc, đầy tính nhân văn.
Sự tích Thỏ Ngọc
Ngày xửa ngày xưa có một cặp thỏ tu luyện ngàn năm, đắc đạo thành tiên, vợ chồng nhà thỏ có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu. Một ngày nọ thỏ cha được Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến, trên đường đi đến Nam thiên môn, nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga đi ngang.
Thỏ cha thấy lạ bèn hỏi vị gác cửa và được biết Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, vì vậy thỏ cha vô cùng đồng cảm và thương Hằng Nga.
Lúc này thỏ cha có suy nghĩ: “Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình”. Thỏ cha đã lập tức bay trở về nhà.
Về đến nhà thỏ cha kể lại cho vợ nghe về sự việc mà mình đã chứng kiến và có ý định muốn đưa một chú thỏ con lên làm bạn với Hằng Nga. Mặc dù khi nghe thỏ cha kể thì thỏ mẹ cũng đồng cảm với Hằng Nga nhưng lại không nỡ rời xa các con yêu, và thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, vì vậy chú thỏ nào cũng khóc.
Cuối cùng thỏ cha đã giải thích để thỏ vợ và các con hiểu rằng Hằng Nga vì cứu bách tính mà lâm trọng tội vì vậy chúng ta không thể sống ích kỷ được.
Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!”.
Sau khi hiểu chuyện thì thỏ út đã xung phong đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.
Qua câu chuyện vừa rồi có thể thấy được bài học về lòng nhân ái, mọi người cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đồng cảm và chia sẻ với nhau đặc biệt là vào những lúc khó khăn hoạn nạn, đôi khi mang lại niềm vui cho người khác cũng là mang lại niềm vui cho chính mình.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng với câu chuyện về sự tích Thỏ Ngọc trong bài viết trên đã giúp các bạn cùng các bé hiểu rõ hơn về nguồn gốc của chú Thỏ Ngọc cung trăng nhé!
Xem thêm:
>> Tết trung thu ngày mấy và còn có tên gọi là gì?
>> Sự tích chị Hằng và phong tục bái nguyệt tết Trung thu
>> Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung Thu bạn nên đọc để chia sẻ đến con mình
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH