Không phải ai cũng biết cách sử dụng điều hòa để đạt được hiệu quả làm mát mà vẫn mang lại khả năng tiết kiệm điện vào những ngày trời nắng nóng. Vậy bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ bật mí cho bạn cách để điều hoà tiết kiệm điện mỗi khi sử dụng nhé!
Xem ngay tua vít với giá SỐC
1 Không bật tắt điều hòa liên tục
Thói quen bật tắt điều hòa liên tục tưởng chừng như giúp bạn tiết kiệm được lượng điện năng đáng kể nhưng thực tế sau mỗi lần bật tắt, điều hòa vẫn cần phải tiêu thụ rất nhiều điện, để có thể khởi chạy lại máy nén ở dàn nóng và hệ thống quạt bên trong dàn lạnh.
Ngoài ra, các dòng điều hòa đều được trang bị cảm biến nhiệt độ – có thể tự động giúp cho điều hòa tạm ngừng vận hành khi nhiệt độ bên trong căn phòng đạt đến nhiệt độ mà bạn cài đặt. Vì thế, bạn không cần phải can thiệp vào việc bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện.
2 Tắt công tắc điện của điều hoà khi không sử dụng
Điều hòa vẫn có thể tiêu tốn khoảng 15W nếu như bạn tắt điều hòa bằng remote mà vẫn chưa ngắt cầu dao (nguồn cấp điện) của thiết bị. Do đó, nếu muốn tiết kiệm điện năng tối đa thì bạn hãy chú ý đến việc tắt công tắc điện của điều hòa khi không sử dụng.
3 Không bật điều hòa 24/24
Theo các chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo rằng: chúng ta không nên sử dụng điều hòa 24/24 vì sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp hệ hô hấp của cơ thể, bao gồm cả làn da của người sử dụng.
Ngoài ra, khi điều hòa vận hành liên tục thì sẽ khiến cho các bộ phận, linh kiện bên trong dễ mài mòn và giảm độ bền theo thời gian sử dụng. Chính vì thế, bạn hãy tránh bật điều hòa 24/24 cũng như chỉ nên bật điều hòa khi thực sự cần thiết.
4 Sử dụng tính năng hẹn giờ bật/tắt
Hầu hết các mẫu điều hòa hiện nay đều được trang bị tính năng hẹn giờ bật/tắt để thuận tiện cho việc sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày – dù là ban ngày hay ban đêm.
Nói một cách khác, tính năng hẹn giờ bật/tắt giúp bạn kiểm soát được thời gian sử dụng điều hòa theo ý muốn để góp phần tiết kiệm điện hiệu quả.
5 Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì nhiệt độ trong căn phòng máy lạnh nên ở mức 25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch giữa bên trong căn phòng với bên ngoài chỉ nên dao động từ 4 – 5 độ C.
Điều này sẽ giúp cho người dùng tránh gặp phải tình trạng bị sốc nhiệt khi di chuyển từ môi trường bên ngoài vào trong căn phòng và ngược lại.
Ngoài ra, nếu bạn hạ nhiệt độ quá mức như dưới 16 độ C thì sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, đồng thời làm cho điều hòa cũng cần phải sử dụng nhiều điện để chạy máy nén, từ đó gây tiêu tốn điện năng và ảnh hưởng đến độ bền máy.
6 Ưu tiên làm mát tập trung
Để cảm nhận được không khí mát lạnh sau khi bật điều hòa, bạn có thể chọn dùng chế độ làm lạnh nhanh (trên một số dòng điều hòa có tích hợp chức năng này) hoặc điều chỉnh hướng gió thổi tập trung vào một khu vực cần làm trước.
Vì thực tế, điều hòa vẫn cần một khoảng thời gian nhất định để có thể làm mát toàn bộ căn phòng so với việc làm mát tập trung tại một khu vực trước tiên.
- Công nghệ làm lạnh nhanh Fast Cooling trên máy lạnh Samsung
- Các chế độ làm lạnh thông minh trên các dòng máy lạnh hiện nay
7 Đặt điều hoà ở vị trí thích hợp
Chọn lắp đặt điều hòa ở vị trí thích hợp trong căn phòng rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến khả năng tỏa đều hơi lạnh khắp khu vực cần được làm mát mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của thiết bị khi lắp đặt.
Bạn cũng không nên lắp đặt điều hòa tại khu vực đầu giường ngủ và đầu ghế ngồi, để tránh bị cảm lạnh do hơi lạnh thổi trực tiếp vào người.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tránh lắp đặt điều hòa ở vị trí có nhiệt độ cao trong căn phòng để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của máy và gây tốn kém điện năng tiêu thụ.
- 7 vị trí lắp đặt điều hòa hợp lý cực hay có thể bạn chưa biết
- Những vị trí cần tránh khi lắp đặt máy lạnh bạn nên biết
8 Đóng kín cửa, hạn chế nắng chiếu trực tiếp vào phòng
Với những căn phòng đón ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, nhiệt độ bên trong căn phòng thường có xu hướng tăng lên rất nhiều. Vì thế, điều hòa có thể phải hoạt động liên tục để làm mát, gây tốn kém điện năng.
Lúc này, bạn nên sử dụng thêm tấm che chắn như rèm cửa và đóng kín cửa, nhằm hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào căn phòng, nhờ đó giúp cho điều hòa mang lại hiệu quả làm mát tốt hơn.
9 Thường xuyên vệ sinh và bảo trì điều hoà
Sau khoảng thời gian sử dụng, bạn nên tiến hành vệ sinh và bảo trì điều hòa theo định kỳ khoảng 3 – 4 tháng/lần (nếu sử dụng nhiều) hoặc 6 tháng/lần (nếu sử dụng ít). Thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ điều hòa tốt hơn.
- Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh đúng cách ngay tại nhà
- 6 bước vệ sinh cục nóng, cục lạnh máy lạnh chi tiết tại nhà sạch bong
- Mặt nạ máy lạnh là gì? Hướng dẫn cách tháo mặt nạ máy lạnh siêu dễ
- Cách khắc phục ống thoát nước máy lạnh bị nghẹt
- Nạp gas máy lạnh bao nhiêu là đủ? Cách tính đơn giá nạp gas bạn cần biết
Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn biết được cách làm điều hoà mát nhanh và mang lại hiệu quả tiết kiệm điện trong thời tiết nóng khi dùng rồi nhé!