Cách làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn béo ngậy, dai giòn cực ngon

Cách làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn béo ngậy, dai giòn cực ngon

Bạn đã từng có cơ hội thử qua món lạp xưởng Tây Bắc vùng cao chưa? Đây là món ngon ai đã ăn một lần sẽ khó quên được hương vị béo ngậy, dai giòn của nó. Hãy cùng vào bếp học cách làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn ngon đúng vị nhé!

Món lạp xưởng Tây Bắc có công thức làm vô cùng đơn giản chỉ với một vài nguyên liệu cơ bản là bạn có thể mang hương vị ẩm thực miền Tây Bắc về với căn bếp gia đình mình rồi đấy. Dưới đây là công thức làm món lạp xưởng hun khói Bắc Kạn.

Nguồn gốc và sự khác biệt của món ăn này so với những nơi khác

Cách làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn béo ngậy, dai giòn cực ngon

Lạp xưởng hun khói là món ngon của vùng đất Bắc Kạn. Lạp xưởng Hun khói Bắc kạn có mùi thơm đặc trưng của gừng đá, một loại gừng mọc trên đá của người dân tộc miền núi, vừa thơm lại có vị rất riêng, đặc trưng mà không phải loại lạp xưởng nào cũng có được.

Nguyên liệu chính để làm lạp xưởng hun khói của người Bắc kạn là thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn ướp với rượu trắng và nước gừng đá, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô đồng thời để chín bằng cách lên men tự nhiên.

Khi ăn lạp xưởng hun khói Bắc Kạn bạn sẽ cảm nhận được vị béo của mỡ hòa cùng vị ngọt của thịt nạc vị dai của ruột lợn ăn rất ngon, hấp dẫn.

Cách làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn

Nguyên liệu làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn

  • 1kg thịt nạc
  • 200gr thịt mỡ
  • 200r lòng non
  • Rượu trắng hoặc rượu mai quế lộ
  • 100gr gừng (Có gừng đá của người Bắc Kạn càng tốt không thì chọn gừng thường cũng được)
  • Gia vị: Đường, rượu trắng, xì dầu, muối, hạt tiêu

Lưu ý : Khi chọn thịt thì bạn nên chọn thịt để làm lạp xưởng thì nên chọn thịt vai hoặc thịt mông vì loại thịt này không quá nhiều nạc cũng không quá nhiều mỡ mà thịt lại mềm; Lòng để đúc lạp xưởng thì bạn chọn đoạn lòng trắng, thẳng.

>> Cách chọn mua, chế biến lạp xưởng tươi

Quy trình làm lạp xưởng hun khói Bắc Kạn

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo rửa sạch sau đó thái nhỏhoặc xay đều được sau đó bỏ vào tô.

Gừng cạo bỏ phần vỏ và xay nhuyễn.

Lòng non lộn phía trong ra sau đó bóp chanh và muối rồi rửa lại với nước sạch để ráo.

Bước 2 Ướp thịt

Bạn bỏ ướp thịt cùng với các gia vị như sau: 2 muỗng đường cát, 2 muỗng xì dầu, 2 muỗng rượu mai quế lộ để tạo mùi thơm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, cùng toàn bộ chỗ gừng đã xay trộn thật đều lên và ướp trong vòng 3 giờ nhé

Bước 3 Nhồi thịt

Bạn có thể dùng tay nhồi còn nếu nhà bạn có sẵn máy nhồi thịt thì càng tốt, bạn lấy phần thịt đã ướp nhồi vào ruột non. Bạn nhồi thành đoạn dài sau đó dùng dây buộc thành từng đoạn mỗi đoạn dài khoảng 15 – 20cm (bạn nhớ trừ đi 2 đầu để chút mình buộc lại nhé).

Bước 4 Phơi nắng lạp xưởng rồi treo gác bếp

Lạp xưởng sau khi được nhồi và buộc thành từng khúc thì bạn đem ra trời nắng phơi khoảng 3-4 ngày để lạp xưởng ráo nước, sau đó bạn mang vào treo ở gác bếp, hơi ấm của lửa sẽ làm thịt săn lại, thơm ngon hơn.

Thành phẩm

Phần lạp xưởng hun khói sau khi được làm thành công bạn có thể đem chiên, hoặc hấp chín rồi thái thành miếng xéo và thưởng thức. Lạp xưởng Bắc Kạn được làm theo công thức trên có mùi thơm của thịt và củ gừng núi, vị dai của lòng khiến ai ăn một lần cũng khó mà quên.

Cách ăn và cách bảo quản lạp xưởng hun khói Bắc Kạn

Với nguyên liệu là lạp xưởng hun khói Bắc Kạn bạn có thể chế biến thành các món như:

Hấp, luộc, hoặc rán sơ qua trên chảo nhưng không cần mỡ nhé! Khi ăn bạn chấm với tương ớt hoặc mù tạt đều ngon.

Ngoài ra bạn có thể dùng lạp xưởng hun khói để làm cơm chiên (cơm rang, trứng cuộn lạp xưởng, nấu xôi…

>> Cách làm lạp xưởng chiên trứng

Về cách bảo quản: nếu bạn muốn để khoảng 2-3 tháng thì bạn có thể cho vào bọc sau đó bọc kín lại để lạp xưởng không bị khô sau đó để trữ ngăn đá tủ lạnh.

Còn nếu bạn để trong ngăn mát tủ lạnh thì để khoảng 2 tuần.

>> Cách bảo quản lạp xưởng tươi – Có thể bạn chưa biết?

>> Cách bảo quản lạp xưởng tươi và khô được lâu, không bị hư

Đĩa lạp xưởng hun khói Bắc Kạn chỉ nhìn thôi cũng đã thấy hấp dẫn rồi nếu như bạn có cơ hội ghé qua Bắc Kạn thì đừng quên thưởng thức món ăn này nhé! Còn nếu không có dịp đi đến vùng đất này thì bạn có thể làm ngay tại nhà để thưởng thức hương vị đặc sản của núi rừng.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *