Vitamin K là một loại khoáng chất quan trọng, không thể thiếu của cơ thể. Nhưng chúng ta không tự tổng hợp được nên phải bổ sung thông qua những loại thực phẩm giàu vitamin K.
Chúng ta đều biết vitamin K là một trong những nguyên tố thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung chất này hằng ngày rất được mọi người quan tâm, nhưng không phải ai cũng nắm rõ nguyên tắc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của hợp chất này, cũng như cách bổ sung chúng cho cơ thể.
Vitamin K là gì?
Vitamin K là một hợp chất hữu cơ, có công thức hoá học là 2-methyl-1,4-naphthoquinone, có khả năng hoà tan trong chất béo, ít tan trong nước.
Vitamin K có 3 dạng chính:
K1 (phylloquinone) là vitamin tự nhiên, có nhiều trong các loại rau củ như cải, cà chua,…
K2 (menaquinones) là vitamin tự nhiên được tổng hợp bởi một loại vi khuẩn có lợi sống cộng sinh trong đường ruột của người.
K3 (menadione) là vitamin tổng hợp nhân tạo, có khả năng tan trong nước, chủ yếu dùng trong dược học, có độc tính nên hạn chế sử dụng cho người.
Công dụng của vitamin K
Henrik Dam là nhà khoa học người Đan Mạch, người đầu tiên phát hiện ra vitamin K có vai trò chống đông máu, đây là thành phần chính trong hệ thống enzym gan giúp tạo ra yếu tố II, VII, IX, X (yếu tố đông máu).
Các nghiên cứu sau đó của các nhà khoa học chỉ ra rằng vitamin K là chất xúc tác chính cho phản ứng hoá học giữa carboxylation với canxi để tạo ra Osteocalcin ( protein cấu tạo nên xương).
Theo các bác sĩ, vitamin K2 có khả năng làm dừng quá trình vôi hóa thành mạch máu, bằng cách ngăn cản quá trình lắng đọng photpho và canxi không lắng đọng vào thành mạch, giúp giảm các nguy cơ về nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh lý về huyết áp.
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây còn tìm ra nhiều tác dụng tốt khác của vitamin K như hạn chế bệnh tiểu đường typ 2, ngăn ngừa ung thư, giúp chống lão hoá da.
Thực phẩm giàu vitamin K
Hơn 70% lượng vitamin K của cơ thể lấy chủ yếu từ nguồn thực phẩm, lượng còn lại là từ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cơ thể không tự tổng hợp được loại vitamin này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin K của người trưởng thành là 90 microgam/ngày đối với nữ và 120microgam/ngày đối với nam.
Hầu hết các loại rau, củ quả đều chứa vitamin K. Nhưng hàm lượng vitamin K trong các loại rau, củ có màu xanh đậm cao hơn hẳn các loại khác. Bạn có thể chế biến rau theo nhiều kiểu, nhưng tốt nhất là xào với mỡ, dầu ăn vì vitamin K tan tốt trong chất béo.
Rau bina (cải bó xôi)
Đây là loại rau chứa nhiều vitamin K hỗ trợ cho hoạt động của tim, chống xơ vữa động mạch.
Cải xoăn
Đây là loại rau chứa nhiều vitamin K nhất, 100g rau cung cấp 220 microgam vitamin. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa ung thư.
Rau xà lách
Đây là loại rau vừa dồi dào vitamin K, D, E,…và còn chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể.
Rau húng quế (basil)
Ngoài việc sử dụng làm gia vị cho món ăn, rau này có chứa hàm lượng lớn vitamin K và một số nguyên tố thiết yếu của cơ thể.
Súp lơ xanh
Loại rau này nổi tiếng vì chứa lượng lớn chất xơ tốt cho tiêu hoá và hàm lượng vitamin K vừa đủ cho cơ thể trong một ngày.
Măng tây
Đây là thực phẩm giúp làm tăng khả năng hấp thụ tốt các loại vitamin khác, đặc biệt là hỗ trợ hấp thụ vitamin K.
Dưa chuột
Dưa chuột chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể như A, D, E, K. Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng lớn các khoáng chất tốt cho cơ thể.
Bắp cải
Loại rau cung cấp chất xơ, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hoá và cung cấp vitamin K, hỗ trợ chức năng đông máu của cơ thể.
Cần tây
Cần tây cung cấp vitamin K tốt cho việc đông máu, ngoài ra nó còn có tác dụng giải cảm, chữa các bệnh hàn tính.
Cà rốt
Mặc dù là thực phẩm màu đỏ, nhưng đây cũng là một nguồn vitamin K dồi dào đối với cơ thể.
Mù tạt
Nổi tiếng là loại gia vị cay nồng có giúp làm sạch, khử mùi tanh cho các món hải sản sống. Ngoài ra, trong mù tạt còn chứa một lượng lớn vitamin K giúp hỗ trợ hệ thống enzym chống đông máu của gan.
Mùi tây
Loại gia vị này ngoài việc tạo mùi thơm quyến rũ cho món ăn, còn cung cấp một lượng vitamin K vừa đủ cho người trưởng thành duy trì phát triển cơ thể.
Cây móng tay
Đây là thực phẩm rất giàu vitamin K, được người Hindu ưa thích và thường sử dụng trong nấu nướng.
Trứng
Lòng đỏ trứng chứa nhiều axit béo omega – 3 giúp giảm viêm và vitamin K để hỗ trợ tạo ra các yếu tố chống đông máu.
Ớt bột
Thêm một loại gia vị có màu đỏ, nhưng chứa lượng lớn vitamin K tốt cho sức khoẻ. Và nếu sử dụng một lượng vừa phải thì ớt bột không gây nóng cho cơ thể, mà có tác dụng kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Dầu olive
Dầu olive chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp chống oxy hoá, giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể như vitamin K, E,…
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô luôn là nguồn thực phẩm vừa ngon, vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể như vitamin A, E, K, C,…
Hy vọng rằng với bài viết về vitamin K và các loại thực phẩm giàu vitamin K này, bạn đọc đã có đầy đủ những thông tin cần thiết để bảo vệ gia đình và người thân khỏi tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH