Trời lạnh ăn lẩu là thích nhất, nhưng 3 nhóm người sau nên hạn chế

Trời lạnh ăn lẩu là thích nhất, nhưng 3 nhóm người sau nên hạn chế

Lẩu có thể coi là món ăn phù hợp với tất cả mọi người vì nguyên liệu đơn giản và vô cùng đa dạng từ rau tới thịt. Nhưng, nếu bạn thuộc ba nhóm người này thì bạn nên hạn chế ăn lẩu, vì sức khoẻ bản thân.

Tiết trời se lạnh là thời điểm tốt nhất để tụ tập bên nồi lẩu ấm nóng. Chỉ với nồi nước dùng và một số loại rau, củ, thịt, hải sản là bạn đã có ngay một nồi lẩu chất lượng. Nhưng khi ăn lẩu bạn cũng cần phải chú ý một vài điểm để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình, đặc biệt là 3 nhóm người sau đây.

Phụ nữ mang thai

Trời lạnh ăn lẩu là thích nhất, nhưng 3 nhóm người sau nên hạn chế

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ rất yếu nên thường không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng. Mà khi ăn lẩu, chúng ta thường có thói quen ăn tái, chỉ nhúng sơ đồ ăn vào nồi nước để chín bề mặt chứ không chín sâu nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Như vậy, rất có thể vẫn còn rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng như sán lá, sán gan còn sống trong miếng thịt. Điều đó sẽ dẫn đến các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

>> Những loại cá phụ nữ mang thai không nên ăn

Người mắc bệnh tiểu đường, gout

Chúng ta thường chọn các loại hải sản như tôm, ốc, cá da trơn, cá thịt đỏ như cá hồi để ăn chung với nước lẩu cay cho ngọt nước. Nhưng theo 1 báo cáo của Đại học Y tế công cộng Indiana, việc hấp thụ quá nhiều lượng thuỷ ngân từ hải sản sẽ làm tăng 65% mắc bệnh tiểu đường.

>> Cách nấu lẩu nấm hải sản ngọt thơm, thanh đạm cuối tuần

Ngoài ra, theo một nghiên cứu khác ở Phần Lan, việc nấu các loại thịt đỏ như cá hồi, thịt bò ở nhiệt độ cao lâu sẽ làm tăng hàm lượng nitric – chất làm tăng đề kháng insulin. Trong khi insulin là hormone giúp đường hấp thụ vào tế bào gan, giảm nồng độ đường trong máu). Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn hải sản, thịt bò chung với lẩu.

>> Những thực phẩm người bệnh tiểu đường có thể thoải mái dùng

Tôm và thịt bò là hai món nhúng không thể thiếu trong lẩu và chúng cũng nằm trong top những thực phẩm giàu purin. Theo nghiên cứu từ y học, việc tiêu thụ quá nhiều purin làm tăng lượng axit uric tạo thành các viên sỏi chèn ép dây thần kinh dẫn đến các cơn đau gout bất ngờ.

>> Công thức làm lẩu bò thập cẩm siêu ngon ăn là ghiền

Vì vậy, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ khi ăn lẩu.

>> Mẹo giảm đau nhức cho người bệnh Gout

Người bị đau dạ dày

Có 3 yếu tố khiến lẩu là một món ăn không tốt cho người bị đau dạ dày:

  • Một là vị cay, nóng sẽ làm mỏng lớp protein dạ dày.
  • Hai là thói quen nhúng tái sẽ khiến các vi khuẩn vẫn còn sống, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp niêm mạc dạ dày.
  • Ba là thịt đỏ ăn kèm với lẩu có hàm lượng protein cao khiến dạ dày tiêu hoá khó khăn, có thể dẫn tới tình trạng đau thắt.

Vì vậy, các bạn bị đau dạ dày nên hạn chế ăn lẩu một cách triệt để nhất.

Một số lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ cơ thể

Bạn không nên giữ thói quen nhúng tái, nên để đồ ăn trong nước lâu hơn để thực phẩm chín kỹ. Tránh để ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Không nên đun nước lẩu quá lâu vì như vậy sẽ làm tăng hàm lượng nitric, vitamin bị phân huỷ. Nên thay nước lẩu 60 phút một lần.

Chỉ nên ngồi ăn lẩu từ 2 tiếng đổ lại. Vì ngồi ăn quá lâu sẽ khiến tăng tiết dịch mật, dịch tuỵ dẫn đến rối loạn dạ dày và còn có nguy cơ tăng lượng cholesterol, ảnh hưởng đến huyết áp.

Kết lại, mong rằng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc để có thể bảo vệ sức khoẻ bản thân một cách tốt nhất. Để bạn vừa có thể thoải mái ăn ngon, vừa hạn chế những tác hại xấu đến bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

  • Những loại rau tuyệt đối không nhúng lẩu
  • Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua cực ngon cho ngày mưa
  • Các loại rau có khả năng chưa nhiều giun sán nhất

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *