Hằng ngày, bạn đánh răng sạch sẽ, đều đặn mỗi sáng và tối, nhưng vẫn khó chịu vì hơi thở không thơm tho hẳn mà vẫn thấy còn mùi hôi. Hãy cùng Bách Hóa XANH khám phá những lý do vì sao vấn đề hôi miệng cứ mãi đeo bám chúng ta trong bài viết dưới đây!
Hơi thở có mùi thực sự rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này có thể khiến chúng ta kém tự tin hơn khi giao tiếp. Sau đây là những lý do giúp bạn giải đáp cho câu hỏi vì sao vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở có mùi.
Vi khuẩn tích tụ lại trong khoang miệng khi ngủ
Nước bọt đóng vai trò làm sạch các vi khuẩn gây mùi trong miệng, do đó khi ngủ bạn sẽ không tiết đủ lượng nước bọt làm vi khuẩn có thể phát triển nhiều hơn, khiến hơi thở có mùi hôi.
Do thói quen thở bằng miệng
Thông thường chúng ta sẽ có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, điều này sẽ làm khô miệng và nước bọt dễ bay hơi, do vậy khả năng làm sạch vi khuẩn cũng giảm bớt và gây hôi miệng. Vì thế bạn nhớ uống đủ nước trước khi đi ngủ nhé!
Nhịn đói trước khi ngủ
Ngoài nhiệm vụ làm sạch các hạt thức ăn, nước bọt còn giúp phá vỡ thức ăn để đưa thức ăn xuống họng dễ dàng hơn.
Nhịn đói trước khi ngủ cũng có thể làm bạn bị hôi miệng bởi vì khi không ăn thì miệng cũng sẽ không tiết ra nhiều nước bọt gây hôi miệng.
Răng bị sâu và không được vệ sinh sạch sẽ
Những mảng bám tích tụ trên răng có thể làm mòn răng và gây ra sâu răng. Khi bị sâu răng, việc vệ sinh răng cũng khó hơn, dễ dẫn đến hôi miệng.
Mùi cồn đọng lại trong khoang miệng khi uống rượu, bia
Khi uống rượu, cơ thể sẽ chuyển hóa rượu thành một chất có mùi khó chịu. Ngoài ra, chất cồn trong rượu còn gây khô miệng, nhất là khi ngủ, cho dù có đánh răng thì cũng khó có thể loại bỏ được mùi cồn trong hơi thở dẫn tới hôi miệng.
Bị viêm họng
Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khiến hơi thở có mùi. Viêm họng cũng khiến các tế bào bị phân hủy và gây mùi hôi ở miệng.
Bị nghẹt mũi
Chất nhầy ở trong mũi đóng vai trò lọc tất cả các hạt lạ hít vào. Khi bị nghẹt mũi, chất nhầy bắt đầu tích tụ ở phía sau cổ họng, làm cho những hạt lạ khi hít vào miệng bị đọng lại trên bề mặt lưỡi và gây ra hôi miệng.
Hút thuốc lá
Hút thuốc làm tăng lượng hợp chất tạo mùi trong miệng và phổi, vừa làm khô miệng, dẫn đến việc sản xuất ít nước bọt hơn, gây ra mùi hôi miệng.
Bị bệnh dạ dày, ợ nóng
Đây là lý do khá phổ biến. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, một phần thức ăn trong dạ dày sẽ bị đẩy ngược trở lại vào thực quản, làm hỏng mô cổ họng và gây hôi miệng.
Niềng răng và các thiết bị cố định răng
Khi niềng răng, thức ăn sẽ dễ bám lại trên các thiết bị niềng, nếu vệ sinh không kỹ sẽ gây ra mùi hơi thở rất khó chịu.
Cách để ngăn ngừa hôi miệng
Vậy có những cách nào để ngăn ngừa và hạn chế nhất có thể tình trạng hơi thở có mùi hôi, tham khảo ngay những cách sau:
-
Đánh răng 2 lần/ngày và ít nhất 2 phút/lần. Sau mỗi bữa ăn, có thể chờ ít nhất khoảng 30 phút để đánh răng.
-
Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần.
-
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng – những nơi lông bàn chải không thể chạm tới được.
-
Sử dụng nước súc miệng để tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong toàn bộ khoang miệng.
-
Hạn chế uống cà phê, hút thuốc, sử dụng các đồ uống có chứa cồn như rượu, bia
-
Uống nhiều nước để kích thích tiết nước bọt.
Với bài viết tổng hợp những thông tin về những nguyên do gây hôi miệng ở trên, Bách Hóa XANH mong rằng bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc hạn chế các yếu tố gây mùi hơi thở và chăm sóc răng miệng thật tốt để luôn tự tin mỗi khi giao tiếp nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn