Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá những thông tin thú vị về cây ngọc trai, ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc cũng như những hình ảnh đẹp về loài cây này nhé!
Cây ngọc trai hay còn được gọi với cái tên dân dã là cây sò huyết, là loài cây rất hữu ích cho con người khi mang đến nhiều công dụng như làm cảnh hay trở thành một vị thuốc quý giá, chữa được nhiều loại bệnh. Khám phá tất tần tật thông tin về loài cây này ngay sau đây nhé!
Cây ngọc trai là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây ngọc trai
Cây ngọc trai hay còn được biết đến với một vài cái tên khác như: Sò huyết, lẻ bạn, bạng hoa,.. và có tên khoa học là Tradescantia discolor L’Hér. Cây thuộc họ Commelinaceae (Thài Lài).
Cây ngọc trai có nguồn gốc xuất phát từ châu Mỹ nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây phân bổ nhiều nơi, không kén địa thế và thời tiết nên được chuộng dùng làm cây cảnh trang trí sân vườn, công viên,..
Ý nghĩa phong thuỷ cây ngọc trai
Dưới góc độ phong thủy, ngọc trai được xem là loài cây mang đến cho gia chủ nhiều vận may về tài chính, sự nghiệp lẫn tình duyên đôi lứa. Rất nhiều doanh nhân lựa chọn cây ngọc trai làm chậu hoa để bàn với mong muốn nhận được nhiều tin vui và sự thuận lợi trong công việc hoặc các bạn còn độc thân cũng lựa chọn trồng ngọc trai để hy vọng đường tình duyên được suôn sẻ.
Đặc điểm, phân loại cây ngọc trai
Ngọc trai là thực vật thân thảo có tuổi thọ cao, rất phổ biến nên không khó để tìm thấy loài cây này trong thiên nhiên hoặc những khu vực cây xanh được trồng để làm đẹp cho cảnh quan.
Thân cây nhỏ, là loài thân thảo, chỉ cao khoảng 30 – 45cm, đường kính từ 2.5 – 5cm được bao bọc bởi những bẹ lá, trong quá trình sinh trưởng không phân nhánh.
Lá ngọc trai có độ dài khoảng từ 18 – 25 cm, rộng khoảng 3 – 5cm, chỉ có bẹ không có cuống, bề mặt phía trên lá có màu xanh lục, màu xanh đậm dần về phía đầu và nhạt dần về phía bẹ lá, bề mặt bên dưới lá có màu tía.
Hoa của cây ngọc trai có 3 cánh với màu trắng tinh khiết, nhụy trắng vàng, dáng cánh nhọn phía đầu và bầu tròn phần giữa. Cụm hoa hình tán dựng màu tím, úp vào nhau trông như vỏ sò. Mùa hè là mùa hoa nở rộ.
Quả nang của cây sò huyết dài khoảng 3 – 4mm, có 3 ô mở ra thành 3 mảnh vỏ, bên trong chứa hạt có góc và khá cứng.
Tác dụng của cây ngọc trai
Tác dụng đối với sức khỏe
Cây ngọc trai là một trong những loại thực vật được ứng dụng làm thuốc phổ biến trong dân gian và được Đông y công nhận về dược tính chữa các bệnh như: Viêm khí quản cấp và mạn tính, bệnh ho do phế nhiệt và đờm, cảm sốt, đau đầu, bí tiểu,.. Cây có tính hàn, vị ngọt nhạt không quá khó dùng. Bộ phận được ứng dụng để làm thuốc là hoa và lá cây.
Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống
Ít ai biết rằng cây ngọc trai còn có thể sử dụng trong chế biến món ăn và mang đến hương vị vô cùng thơm ngon lẫn bổ dưỡng cho cơ thể. Cây ngọc trai có thể chế biến bằng cách làm gỏi hoặc xào cùng thịt bò sẽ tạo nên món ăn tuyệt vời.
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc trai
Cách trồng cây ngọc trai tại nhà
Ngọc trai là loài cây dễ trồng, cây có sức sống cao và không kén khí hậu nên người trồng không cần phải chuẩn bị quá kỹ khi trồng mà cây vẫn có khả năng sống sót rất tốt.
Song, để cây được phát triển trong điều kiện tốt nhất bạn nên chuẩn bị một số điều cần thiết, cụ thể như:
- Chất lượng cây giống: Cây ngọc trai có thể trồng bằng hạt hoặc tách nhánh từ cây mẹ. Bạn nên chọn phương pháp tách nhánh để gia tăng khả năng sống sót cũng như tiết kiệm thời gian. Nên chọn trồng cây con có sức sống tốt, lá tươi sậm màu, không gặp sâu bệnh, bộ rễ xum xuê.
- Đất trồng: Cây không kén đất trồng, thích hợp nhất là loại đất tơi xốp, mùn, dinh dưỡng cao cũng như có khả năng giữ ẩm tốt.
Các bước trồng cây ngọc trai
Bước 1 Chuẩn bị cây giống, đất trồng và vị trí trồng cây
Bước 2 Cắt tỉa bớt những rễ thừa, rễ đã khô héo và lá vàng trên cây giống
Bước 3 Đào hố sâu khoảng 5 – 7cm rồi cho cây vào, lấp đất chặt để cây có thể đứng vững. Nếu trồng nhiều cây nên giữ khoảng cách từ 10 – 15cm giữa mỗi cây.
Bước 4 Tưới nước xung quanh cây giúp giữ độ ẩm trong đất
Cách chăm sóc cây ngọc trai
Là loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện khác nhau, sức sống mãnh liệt nên cây ngọc trai không cần được chăm sóc quá tỉ mỉ. Tuy nhiên, để cây có thể tươi tốt và đâm chồi nhanh, bạn cần quan tâm đến một vài nhân tố sau:
- Ánh sáng: Cây khá ưa sáng nên nếu trồng trong chậu bạn nên cho cây tắm nắng nhẹ buổi sáng và chiều muộn. Thực hiện tối thiểu 2 – 3 lần/tuần.
- Tưới nước: Ngọc trai phát triển mạnh trong điều kiện đất có độ ẩm cao nên rất cần tưới nước thường xuyên với một lượng vừa phải. Bạn nên tưới cây 1 – 2 lần/ngày vào mùa hè và giảm còn 1 – 2 lần/tháng vào mùa đông.
- Bón phân: Khi mới trồng và thời điểm sắp vào mùa hoa bạn nên bón phân NPK hoặc phân hữu cơ (tỷ lệ phân hữu cơ và nước là 1:5), điều này sẽ hỗ trợ cho cây sinh trưởng mạnh mẽ, hoa nở rộ đúng mùa.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây ngọc trai
Tuy cây ngọc trai là loại cây rất dễ trồng và có khả năng sinh tồn tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhưng nếu bạn muốn cây tươi tốt, hoa lá xum xuê, tạo điều kiện cho cây con phát triển, nhân giống cây thì cần phải thường xuyên kiểm tra điều kiện môi trường xung quanh, đảm bảo cây luôn được sinh trưởng trong môi trường hoàn hảo nhất.
6 hình ảnh đẹp về cây ngọc trai
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc cây ngọc trai. Đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mỗi ngày để cập nhật tin tức hữu ích cho cuộc sống nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn