Ngải cứu có tốt cho phụ nữ mang thai không? Tác dụng phụ của ngải cứu

Ngải cứu có tốt cho phụ nữ mang thai không? Tác dụng phụ của ngải cứu

Ngải cứu là một loại rau phổ biến, từ xưa nó đã được coi là một loại thuốc dùng để chữa bệnh. Cùng tìm hiểu xem Ngải cứu có tốt cho phụ nữ mang thai không nhé!

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, từ ngày xưa ông bà ta đã xem loại thảo mộc này là một vị thuốc chữa bệnh, với mùi hương nồng hắc đặc trưng, vị nhẫn nhưng rất ngon. Hôm nay, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem rau ngải cứu có nên ăn khi đang mang thai và những lợi ích nó mang lại nhé!

Mẹ bầu có ăn ngải cứu được không?

Ngải cứu có tốt cho phụ nữ mang thai không? Tác dụng phụ của ngải cứuMẹ bầu có ăn ngải cứu được không?

Theo tạp chí sức khỏe uy tín Healthline, trong thời gian mang thai phụ nữ không nên ăn ngải cứu, vì nó thiếu thông tin an toàn với mẹ và bé.

Những người có tiền sử sinh non, sảy thai, có cơ địa yếu và nhất là trong 3 tháng đầu thai kì nên tránh ăn ngải cứu.

NCBI (National Center for Biotechnology Information) đã có một nghiên cứu điều tra sự ảnh hưởng của ngải cứu đối với khả năng sinh sản, phát triển thể chất và hành vi của chuột con từ những ngày sơ sinh đến cai sữa. Kết quả, chuột tiếp xúc với ngải cứu làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh sản. Do đó nghiên cứu kết luận không nên dùng ngải cứu trong thời kỳ mang thai.

Tác dụng phụ của ngải cứu

Tác dụng phụ của ngải cứuTác dụng phụ của ngải cứu

  • Dị ứng: Nếu là người có cơ địa dị ứng với các thành viên thuộc họ cúc, chẳng hạn như cỏ phấn hương và cúc vạn thọ thì nên tránh xa cây ngải cứu nhé!
  • Mắc các vấn đề về thận: Ngải cứu sẽ gây ra các vấn đề về thận, làm tăng nguy cơ suy thận.
  • Bệnh tim: Dùng ngải cứ này với thuốc trị bệnh tim warfarin có thể gây chảy máu đường ruột.
  • Bệnh động kinh: Loại thảo mộc này làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, chẳng hạn như gabapentin và primidone.

Những lưu ý khi ăn ngải cứu

Những lưu ý khi ăn ngải cứuNhững lưu ý khi ăn ngải cứu

  • Ăn ngải cứu với liều lượng cao dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, nôn mửa và co giật.
  • Ngoài ra, khi mang thai nếu bạn mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, thì nên tránh xa ngải cứu vì nó được coi vị thuốc nhuận tràng trở nên trầm trọng hơn.
  • Tinh dầu ngải cứu tuy có tác dụng chữa bệnh, nhưng nó cũng có chứa độc tính nên những mẹ bị viêm gan, mang bầu tuyệt đối nên tránh, do dễ viêm gan cấp tính do trúng độc.

Trên đây là những thông tin cơ bản về xem ngải cứu có tốt cho phụ nữ mang thai không, mong là bài viết trên đã giúp các mẹ hiểu hơn để chăm sóc tốt cho bản thân và bé nhé!

Tham khảo thêm: Chuyên trang mẹ và bé Marybaby

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *