Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và cách phòng tránh chân trẻ bị cong

Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và cách phòng tránh chân trẻ bị cong

Hiện tượng chân trẻ sơ sinh bị cong đã xuất hiện từ lâu và nó khiến bố mẹ lo lắng. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn về hiện tượng này nhé!

Hiện tượng chân trẻ sơ sinh bị cong hay còn gọi là chân vòng kiềng đã khiến cho bậc làm cha mẹ phải lao tâm khổ tướng. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy thì phải làm sao? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây ra tật cong chân ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân bình thường

Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và cách phòng tránh chân trẻ bị congChân của trẻ bị gấp lại khi còn trong bụng mẹ

Theo Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh, Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long:

Khi ở trong bụng mẹ, chân trẻ có thể bị gấp hoặc uốn cong, tạo thành thói quen. Đây được xem là hiện tượng bình thường.

Ngoài ra có một hiện tượng được gọi là genu varum – đầu gối vẹo trong. Nguyên nhân bởi vì xương của trẻ chủ yếu là sụn và không cứng cáp nên có thể uốn cong khi áp lực thay đổi. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu tập đi, đứng thì chân của trẻ sẽ dễ trở nên hơi cong.

Những hiện tượng về tật cong chân ở trên sẽ tự biến mất khi trẻ lên 3 tuổi. Ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài hơn đến 8 tuổi mới hết.

Nguyên nhân bất thường

Bệnh Chân vòng kiềng

Bệnh chân vòng kiềngBệnh chân vòng kiềng

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đây gọi là hiện tượng rối loạn tăng trưởng xương cẳng chân hay còn gọi là xương chày. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân xuất phát từ gen di truyền, bệnh béo phì hoặc gây ra từ việc tập đi sớm cho trẻ đã dẫn đến hiện trạng trên.

Bệnh còi xương

Bệnh còi xươngBệnh còi xương

Bệnh còi xương xảy ra là do thiếu vitamin D – một xúc tác quan trọng trong quá trình chuyển hóa và phát triển ở xương và răng. Khi canxi trong xương và răng không đủ, xương có thể bị uốn cong dưới áp lực trọng lượng của cơ thể.

Những dấu hiệu của bệnh như

  • Da bị sẫm màu
  • Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể bị hạn chế
  • Có hội chứng di truyền
  • Bị bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) gây trở ngại cho quá trình chuyển hóa vitamin D.

Cách ngăn ngừa chân trẻ sơ sinh bị cong

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng phù hợpChế độ dinh dưỡng phù hợp

Canxi, vitamin D, khoáng chất, các loại protein và vitamin đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bình thường của trẻ. Chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề về xương của trẻ. Vậy nên, việc nghiên cứu kỹ các thực đơn cho trẻ sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà trẻ không bị tăng cân quá nhiều.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể của trẻ

Cho trẻ ăn vừa phảiCho trẻ ăn vừa phải

Việc thừa cân sẽ khiến xương của bé bị quá tải dẫn đến biến dạng. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên cho bé tăng cân quá mức bằng cách tập cho con mình các thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt và thúc đẩy hoạt động thể dục.

Nếu tình trạng chân vòng kiềng không được khắc phục, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như bị viêm khớp, gặp khó chịu khi đi lại, cong đầu gối. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng hoặc nghi ngờ con gặp phải tình trạng này, bạn nên đưa con đi khám.

Một số cách chữa trị tật cong chân ở trẻ

Có biện pháp chữa trị sớm

Đeo nẹp cho trẻĐeo nẹp cho trẻ

Bố mẹ nên cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm. Đây là hình thức thường được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng.

Việc tìm đến các nhà vật lý trị liệu để xoa bóp trị liệu cũng rất hữu ích. Việc xoa bóp, nắn chỉnh chân có thể giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên. Tuy mất một khoảng thời gian dài nhưng nếu bắt đầu ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ cực kỳ hiệu quả.

Thực hiện các bài tập trị liệu

Thực hiện các bài tập trị liệuThực hiện các bài tập trị liệu

Các bài tập trị liệu gián tiếp giúp cải thiện sức mạnh bên trong cơ thể và khôi phục lại tư thế đúng cho trẻ

Bài tập 1

Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng để 2 chân lại gần nhau

Nhấc cùng lúc 2 chân lên và không được tách rời chúng ra.

Bài tập 2

Đặt bé nằm sấp, chân duỗi thẳng và giữ ở tư thế này một khoảng thời gian.

Để bé nằm ngửa và đặt đồ chơi xung quanh cho con tập đá.

Bài tập 3

Đặt bé nằm sấp

Gập chân lại và từ từ để gót chân chạm tới mông

Phẫu thuật ngoại khoa

Phẫu thuật ngoại khoa chữa trị chân vòng kiềngPhẫu thuật ngoại khoa chữa trị chân vòng kiềng

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa điều trị vòng kiềng chân chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết và phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Có thể có hai sự lựa chọn là biện pháp cắt gọt xương hoặc cài tấm kim loại vào trong đầu gối trong vòng 1 năm nhằm điều chỉnh quá trình phát triển của hai đầu gối.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị cong chân sẽ không đáng lo ngại nếu bố mẹ biết nắm bắt tình hình và can thiệp kịp thời. Nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Tham khảo ngay mẹo chữa chân vòng kiềng an toàn hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vào có pháp đồ điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm: Làm thế nào khi trẻ bị chân vòng kiềng? Những điều cần biết

Nguồn: Bệnh viện Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã điểm qua tất tần tật các thông tin liên quan đến hiện tượng cong chân ở trẻ sơ sinh rồi. Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn! Cám ơn bạn đã đọc.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *