Lễ Phục Sinh là lễ gì, ý nghĩa của lễ phục sinh. Lễ Phục Sinh 2021 ngày nào?

Lễ Phục Sinh là lễ gì, ý nghĩa của lễ phục sinh. Lễ Phục Sinh 2021 ngày nào?

Thiên chúa giáo cho 2 ngày lễ lớn mà dù bạn có hoặc không theo đạo cũng đều nghe qua. Đó chính là lễ phục sinh và giáng sinh. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 1 trong 2 ngày lễ đó – lễ phục sinh. Xem thử lễ phục sinh là lễ gì, ý nghĩa của lễ phục sinh. Và lễ phục sinh 2021 ngày nào?

Bên cạnh ngày giáng sinh thì với những người theo đạo Thiên chúa rất coi trọng ngày phục sinh. Có bao giờ bạn tìm hiểu thử ngày lễ phục sinh là gì hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua một số nét chính về ngày phục sinh qua bài viết sau nhé!

Lễ phục sinh là lễ gì?

Lễ Phục Sinh là lễ gì, ý nghĩa của lễ phục sinh. Lễ Phục Sinh 2021 ngày nào?

Trong tiếng Anh lễ phục sinh là Easter Day. Được xem là ngày lễ quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa giáo.

Giống như tên gọi phục sinh, ngày này đánh dấu việc chúa Giêsu bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Cái chết của chúa như là sự hi sinh để trả nợ cho tội lỗi của loài người. Vì chúa Giêsu được tôn kính trong kinh thánh của đạo là đấng tối cao tạo nên muôn loài.

Tham khảo thêm: Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là gì? Diễn ra vào ngày nào năm 2022?

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ phục sinh

Nguồn gốc lễ phục sinh

Nguồn gốc lễ phục sinh

Lễ phục sinh là ngày tưởng niệm về sự kiện chúa Giêsu hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Tuy nhiên, lễ phục sinh không có ngày cố định mà thường được tính là ngày chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4. Năm nay, ngày lễ phục sinh rơi vào ngày 4/4/2021 và được các tín đồ chuẩn bị rất kĩ lưỡng.

Người ta còn chọn ngày phục sinh dựa vào một điểm nữa là sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân (khoảng từ ngày 19-21 tháng 3). Do đó, lễ phục sinh được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa.

Ý nghĩa ngày phục sinh

Ý nghĩa ngày phục sinh

Theo Thiên Chúa giáo, chúa Giêsu chết khi bị đóng đinh trên thanh thập tự giá, nhưng sau đó Ngài sống lại và lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Việc này tạo nên một niềm tin cho các tín đồ Thiên chúa chỉ có chúa Giêsu mới đem lại sự sống vĩnh cửu. Đó cũng là lý do mà người theo đạo thường xướng ca trong lễ phục sinh.

Không những thế, đây còn là ngày lễ của niềm hi vọng vì thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài sau bao ngày Đông giá rét. Các nụ non nhú trên cây, biểu hiện cho đất trời đâm chồi, muôn loài ngập tràn niềm hi vọng.

Các hoạt động trong ngày phục sinh

Các hoạt động trong ngày phục sinh

Một số việc mà các tín đồ theo đạo sẽ làm trong ngày phục sinh không thể không kể đến chính là ăn chay kiêng thịt, xếp hình lá, đi đàng thánh giá, rửa chân, chuẩn bị hoạt cảnh cho ngày lễ chính.

Ăn chay kiêng thịt hãm mìnhtrong 2 ngày Lễ tro và thứ 6 tuần Thánh trước lễ thì mọi người sẽ ăn chay kiêng thịt, kiêng đồ ăn vặt và kiêng những nhu cầu không cần thiết. Những phần tích góp được của 2 ngày này thường sẽ tặng cho người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.

Xếp hình lá lấy từ Lễ lá

Xếp hình lá lấy từ Lễ lá: Như tên gọi, mọi người sẽ xếp lá nhận từ ngày lễ lá trước đó thành các hình dạng tùy ý dựa vào sự kéo tay mỗi người.

Đi đàng thánh giá: Ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Jesus từ khi bị bắt tới khi qua đời.

Đi đàng thánh giá

Rửa chân: Đây được xem như lời dặn của chúa Giêsu trước khi bị bắt rằng phải rửa chân cho nhau dù ở bất kì chức vụ nào. Điều này thể hiện việc coi trọng người khác, tấm lòng nhân ái của Ngài. Trong kinh thánh có một câu chuyện về việc Chúa đã rửa chân cho từng môn đệ trước khi bị bắt đi. Tục này bắt nguồn từ câu chuyện đó.

Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: Một điểm đặc trưng của các tín đồ Thiên chúa giáo là hoạt cảnh thường được chuẩn bị rất kĩ càng ở các nơi đông tín ngưỡng. Những câu chuyện dựa theo chuyện chúa Giêsu bị bắt cho tới khi chết được các tín đồ diễn lại.

Biểu tượng ngày phục sinh

Biểu tượng ngày phục sinh

Nhắc tới lễ phục sinh thường mọi người sẽ nhắc tới hình ảnh những quả trứng. Đây là một biểu tượng rất đặc trưng của ngày phục sinh. Các quả trứng rất nhiều màu sắc sặc sỡ với các nét trang trí biểu tượng cho sức sống tưng bừng.

Không chỉ có người lớn, trẻ con cũng sẽ vẽ lên trứng với bút lông. Những vỏ trứng đã rút ruột được tô vẽ nhiều màu sắc. Sau khi vẽ xong mọi người sẽ tết thêm dải băng xinh để trang trí cho vòng hoa trước nhà.

vẽ lên trứng với bút lông

Không chỉ có trứng mà nến và chuông đều là những hình ảnh hết sức quen thuộc trong ngày phục sinh. Ngọn lửa ấm áp như mang đến ánh sáng và sự chở che cho mọi người.

Hi vọng cung cấp đã có thêm nhiều thông tin cho bạn về ngày phục sinh. Chúc bạn có một ngày phục sinh ấm áp bên gia đình nhé!

Xem thêm:

>> Ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 20/11?

>> Lịch nghỉ các ngày lễ, Tết năm 2021 đầy đủ nhất

>> Noel 2020 ngày nào, thứ mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Noel (Lễ Giáng Sinh)

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *