Nước – Vai trò và tầm quan trọng với cơ thể

Nước – Vai trò và tầm quan trọng với cơ thể

Cơ thể cần nước để duy trì hoạt động sống là điều chúng ta đều biết. Vậy vai trò cụ thể và tầm quan trọng của nước với cơ thể là như thế nào? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!

Nước là gì?

Nước – Vai trò và tầm quan trọng với cơ thể

Nước là 1 hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O.

– Nước tinh khiết được mô tả là không mùi và không vị nhưng con người có thể cảm nhận được sự có mặt của nước trong miệng nhờ cảm biến đặc biệt. Các loại nước từ các nguồn thông thường có nhiều chất hòa tan có thể làm cho nó có nhiều hương vị khác nhau.

– Màu sắc của nước phụ thuộc vào góc phản xạ và khúc xạ của ánh sáng chiếu đến, tác động lên các chất rắn lơ lửng và chất lơ lửng trong nước mà thành.

– Nước có nhiệt độ sôi là 100 độ C và nhiệt độ đóng băng là 0 độ C. Với nhiệt độ trên 4 độ C, nước giống như các vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng dưới 4 độ C nước lại lạnh nở, nóng co (vì vậy mà tỷ trọng nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng).

– Nước là dung môi hòa tan tốt nhờ vào tính lưỡng cực, nó có thể phản ứng hóa học với oxit axit hoặc oxit bazơ tạo ra dung dịch axit hay bazơ tương ứng, nó cũng có thể phản ứng với 1 axit mạnh như HCl như 1 chất kiềm.

– Nước tinh khiết không dẫn diện, nhưng những tạp chất pha lẫn trong nước tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua.

Nước tồn tại trên trái đất chiếm 70% diện tích bề mặt. Và trong cơ thể con người, nước chiếm hơn 60% trọng lượng cơ thể và phân phối ở khắp các cơ quan, bộ phận, đóng nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể.

Vai trò của nước với cơ thể con người

Nước - Vai trò và tầm quan trọng với cơ thể-2

Con người có thể nhịn đói trong vài tuần, nhưng thiếu nước chỉ vài ngày có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Nước giữ rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, thống kê một số như sau:

– Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể.

– Chuyên chở chất dinh dưỡng và oxy nuôi tất cả các tế bào.

– Giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng của cơ thể.

– Là dung môi hòa tan giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.

– Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột non, hơi thở.

– Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, giúp tránh tổn thương do cọ xát hay va chạm.

– Bảo vệ các khớp, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn giúp các khớp cử động trơn tru.

– Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan.

– Phòng chống sự đóng cục máu của các động mạch ở tim, não giúp giảm nguy cơ tai biến tim và não.

– Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyển thần kinh, các hormone cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

– Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não (85%), xương (22%), cơ bắp (75%), máu (92%), dịch bao tử (95%), răng (10%)…

Mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành cần 35 g nước cho 1 kg thể trọng. Nhu cầu nước của con người thay đổi theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động và tình trạng sinh lý… Người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít đi.

Báo cáo Sức khỏe Đặc biệt của Trường Y Harvard Kế hoạch 6 tuần cho Sức khỏe Ăn uống ghi nhận rằng nước có nhiều ý nghĩa quan trọng, chẳng hạn như: Mang chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào của bạn, xả vi khuẩn khỏi bàng quang của bạn, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, bình thường hóa huyết áp,…

Với trẻ nhỏ

Lượng nước theo thể trọng bé còn lớn hơn so với cơ thể người trưởng thành, chiếm 75 – 80% cân nặng. Nhu cầu nước của cơ thể trẻ cao gấp 3 – 4 lần cơ thể người trưởng thành.

Theo cân nặng: trẻ em từ 1 – 10kg nhu cầu nước là 100 ml/kg; trẻ em từ 11 – 20 kg nhu cầu nước: 1.000 ml + 50 ml cho mỗi 10 kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21 kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500 ml + 20 ml/kg cho mỗi 20 kg cân nặng tăng lên.

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và rất nhiều chất dinh dưỡng cũng chỉ được phân giải sau khi tan trong nước. Nước giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể bé diễn ra tốt hơn.

Cơ thể bé thiếu nước sẽ nhanh chóng kiệt quệ hơn so với cơ thể trưởng thành.

Với phụ nữ mang thai và cho con bú

Nước - Vai trò và tầm quan trọng với cơ thể-3

– Nước giúp giảm các tình trạng ốm nghén, ợ nóng, khó tiêu; giúp làm mát và duy trì thân nhiệt.

– Giúp ngăn ngừa táo bón nếu mẹ bầu uống đủ nước và chế độ ăn uống giàu chất xơ.

– Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Uống nước thường xuyên và đủ nước giúp thanh lọc và bài tiết nhiều vi khuẩn trong đường tiết niệu, nước tiểu loãng hơn làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

– Duy trì sức khỏe của thai nhi: Cơ thể bé sơ sinh được tạo thành từ 90% nước nên nó rất cần thiết cho sức khỏe của bé. Thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu người mẹ thiếu nước.

– Các mẹ nuôi con bú cũng cần uống nhiều nước để kích thích tăng và duy trì tiết sữa.

Cơ thể tiếp nhận nước từ những nguồn nào?

Nước - Vai trò và tầm quan trọng với cơ thể-4

– Cơ thể tiếp nhận nước thông qua đồ ăn và thức uống. Nước có mặt trong hầu hết các thực phẩm tự nhiên như rau củ, trái cây, cả các loại hạt…; có trong sữa tươi, sữa công thức pha sẵn, các loại sữa hay nước trái cây, nước uống đóng chai…và cả trong thịt các loại động vật…

– Sữa mẹ là nguồn cung cấp nước và dưỡng chất cân đối nhất. Hơn 80% thành phần sữa mẹ là nước, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho các bé trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn.

Lưu ý khi bổ sung nước cho cơ thể

– “Khát” không phải là dấu hiệu hoàn hảo cho việc bổ sung nước. Nhiều người mang 1 số bệnh hay do tuổi tác cảm giác khát nước giảm nhưng nhu cầu về nước không thay đổi. Nên cung cấp nước đều đặn cho cơ thể thay vì chờ cơn khát.

– Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.

Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước.

– Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.

– Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.

– Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Nên cắt giảm tiêu thụ nước vài giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.

Nước là thứ không thể thiếu với cơ thể sống của con người, thiếu nước sẽ mang lại những hệ quả nghiêm trọng lên sức khỏe, thậm chí tử vong. Hiểu được tầm quan trọng của nước chúng ta nên lưu tâm việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

Nguồn: Trang thông tin của Trường Y tế công của Harvard

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *