Cách phân biệt củ riềng và củ gừng

Cách phân biệt củ riềng và củ gừng

Củ gừng và củ riềng là một trong những loại củ được sử dụng nhiều trong gia vị chế biến hay những bài thuốc dân gian của Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn còn chưa biết cách phân biệt củ riềng và củ gừng. Vậy hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé.

Củ gừng và củ riềng từ lâu đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên nhiên hai loại củ này làm nhiều bạn bị nhầm không nhận ra. Thế nên hôm nay chúng mình sẽ chỉ cho bạn cách phân biệt về hai loại củ này nhé.

Củ gừng và củ riềng là một loại thực vật và được sử dụng như một loại thảo dược trong Đông Y hoặc gia vị chế biến cho các món ăn.

Cách phân biệt củ riềng và củ gừngCách phân biệt củ riềng và củ gừng

Chính vì những lợi ích cùng như công dụng gần giống nhau nên củ riềng và củ gừng dễ bị mọi người nhầm lẫn.

Cách phân biệt củ gừng và củ riềng

Dựa vào hình dáng

Củ gừng: Củ gừng có nhiều nhánh có kích thước trung bình từ 3 – 7 cm. Bên ngoài có một lớp vỏ mỏng màu vàng nhạt. Củ gừng dễ tróc vỏ. Bên trong ruột có màu vàng đậm. Lúc còn non gừng sẽ có nhiều bột, còn khi già thì gừng có nhiều xơ.

Củ riềng: Củ riềng cũng có kích thước trung bình 3 – 5 cm, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu, lúc già thì nghiêng sang màu vàng nhạt. Ở mỗi củ sẽ có từng đốt kích thước không đều nhau, bên ngoài củ riềng có lớp vảy bao phủ, vỏ bóng, và cứng hơn so với củ gừng.

phân biệt củ gừng và củ riềng

Dựa vào mùi vị

Củ gừng: Vị hắc, ngọt nhưng hơi cay.

Củ riềng: Vị hắc, thơm và hơi cay nhẹ.

Dựa vào cách trồng

Củ gừng: Thường được trồng vào tháng 1 – 2, tháng 10 – 12 có thể thu hoạch gừng. Thời gian sinh trưởng của nó là tầm 8 – 10 tháng.

Củ riềng: Thường được trồng từ tháng 2 – 5, thì tháng 7 – 11 có thể thu hoạch được riềng. Thời gian sinh trưởng của nó tầm 5 – 6 tháng.

Cách sử dụng và chế biến củ gừng, củ riềng trong nấu ăn

Gừng được sử dụng trong các món canh, kết hợp với các loại rau có tính mát nhằm làm ấm bụng, tăng hương vị, hạn chế tính hàn của thực phẩm. Gừng cũng được dùng để chế biến kết hợp với các loại thịt có tính mát như thịt bò, thịt trâu hay các loại hải sản như nghêu, cá… nhằm giảm mùi tanh và tăng hương vị của món ăn.

>> 6 lợi ích tuyệt vời của gừng

Món ngon từ gừng

Riềng thường được sử dụng trong các món kho như cá trắm kho riềng,… hay các món ăn như heo giả cầy, mắm cá, canh chua… giúp tăng hương vị món ăn đồng thời cung cấp các dưỡng chất như natri, sắt….

cá trê kho riềng

Củ gừng và củ riềng cùng có tính nóng và vị cay, được nhiều người sử dụng tuy nhiên phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng.

>> Mẹo phân biệt các loại củ hành, tỏi, gừng Trung Quốc

>> Riềng và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của củ riềng

>> Ăn gừng tươi có nên gọt vỏ?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *