Phát hiện người đột quỵ, làm ngay các bước sau sẽ tăng cơ hội cứu sống

Phát hiện người đột quỵ, làm ngay các bước sau sẽ tăng cơ hội cứu sống

Bệnh đột quỵ dần trở thành một căn bệnh phổ biến hiện nay. Thế nên, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các bước sơ cứu khi phát hiện người bị đột quỵ

Để có thể giúp người đột quỵ thoát khỏi cơn nguy kịch thì đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức. Do đó, hãy theo dõi bài viết này để biết được các bước sơ cứu khi phát hiện người bị bệnh đột quỵ

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thái – chuyên khoa nội thần kinh tại bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ đã đưa ra dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ:

Dấu hiệu của đột quỵ

BE FAST tiền thân là FAST là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, mục đích để nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ và triệu chứng của đột quỵ để cấp cứu kịp thời.

Cụm từ bao gồm 6 chữ cái:

B (BALANCE): Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mất thăng bằng đột ngột, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.

E (EYESIGHT): Mắt bị giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.

F (FACE): Khuôn mặt có sự biến đổi, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy bệnh nhận có những dấu hiệu trên để được cấp cứu kịp thời.

Dưới đây là một số dấu hiệu của đột quỵ:

  • Tê liệt cấp tính, đặc biệt là một bên cơ thể
  • Mất thăng bằng đột ngột.
  • Giảm thị lực
  • Lú lẫn đột ngột
  • Đau đầu kèm theo nôn mửa

Phát hiện người đột quỵ, làm ngay các bước sau sẽ tăng cơ hội cứu sống

Các bước sơ cứu khi phát hiện người bị đột quỵ

Bước 1 Đặt người bệnh lên một mặt phẳng có đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún gây ảnh hướng đến đầu bệnh nhân, tránh xê dịch để không làm tăng tình trạng xuất huyết.

Đặt người bệnh lên một mặt phẳng có đủ độ cứng để giữ thăng bằngĐặt người bệnh lên một mặt phẳng

Bước 2 Đặt người bệnh hơi nghiêng về một bên giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Và nếu có tình trạng nôn ói thì cần móc hết đàm ở miệng để đảm bảo người bệnh luôn nhận đủ oxy để nuôi não.

Tư thế nằm nghiêng cho người bị đột quỵ Tư thế nằm nghiêng cho người bị đột quỵ

Đặt người bệnh hơi nghiêng về một bên giúp bệnh nhân dễ thở hơnĐặt người bệnh hơi nghiêng về một bên giúp bệnh nhân dễ thở hơn

Bước 3 Quan sát về mức độ tỉnh táo của bệnh nhân bằng cách hỏi người bệnh những thông tin cơ bản. Nếu có dấu hiệu lơ mơ hay không tự chủ được việc tiểu tiện thì người bệnh đã mất nhận thức.

Bước 4 Kiểm tra nhịp tim và huyết áp nếu có thể ngay thời điểm đó. Tuyệt đối không cho uống thuốc, nhỏ thuốc hay uống bất cứ thứ thuốc nào khác.

Kiểm tra nhịp tim và huyết áp nếu có thể ngay thời điểm đóKiểm tra nhịp tim và huyết áp nếu có thể ngay thời điểm đó

Bước 5 Gọi ngay xe cứu thương (điện thoại 115) để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Gọi ngay xe cứu thươngGọi ngay xe cứu thương

Một số lưu ý khi sơ cứu người bị đột quỵ

Không nên xê dịch người bệnh vì tránh tăng tình trạng xốt huyết

Không nên thoa dầu hay cho uống bất cứ thuốc gì vì gây sốc thuốc.

Không bấm huyệt, châm cứu vì sẽ làm người bệnh nặng thêm và mất thời gian vàng cứu chữa

Một số lưu ýMột số lưu ý khi sơ cứu người bị đột quỵ

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ các bước sơ cứu khi phát hiện người bệnh đột quỵ. Các bạn hãy ghi chú lại những thông tin cần thiết này để có thể sơ cứu người bệnh đột quỵ một cách đúng cách và hiệu quả cho sức khoẻ nhé.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *