Vạch trần đường đi của hàng nông sản Trung Quốc thành hàng nhái Đà Lạt

Vạch trần đường đi của hàng nông sản Trung Quốc thành hàng nhái Đà Lạt

Trong vòng 3 tháng, các phóng viên Báo Người Lao Động theo chân các chủ xe container Việt Nam di chuyển từ Lạng Sơn – Trung Quốc – Lâm Đồng – TPHCM để tìm hiểu về con đường biến hàng nông sản Trung Quốc thành hàng nhái Đà Lạt.

Nông sản từ Quảng Tây, Trung Quốc về Lâm Đồng

Một nhóm phóng viên của Báo Người Lao Động đã cải trang thành lái buôn và đi theo các xe container chuyên chở hàng nông sản từ Trung Quốc về Đà Lạt để “tận mục sở thị” con đường biến hàng nông sản Trung Quốc thành hàng nông sản Đà Lạt.

Đầu tiên, nhóm phóng viên đến cửa khẩu Tân Thành – Lạng Sơn, tại đấy có rất nhiều xe container mang biển số xe của Việt Nam đang xếp hàng dài chờ qua cửa khẩu.

Qua cửa khẩu, phóng viên đi theo các xe di chuyển đến chợ đầu mối Pò Chài, thuộc thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Trên đường di chuyển, tài xế chở phóng viên có chia sẻ, thấy ở đó toàn hàng rau củ quả của Trung Quốc, không biết họ có sử dụng hóa chất hay không nhưng rau củ ở đó mua về để cả tuần mà vẫn xanh mơn mởn. Ở cửa khẩu, ngày nào cũng có hàng trăm xe chở rau củ Trung Quốc về Đà Lạt, nông sản loại nào cũng bóng, to.

Khi đặt chân đến chợ Pò Chài, phóng viên mới tận mắt thấy được quy mô cực lớn của chợ, mỗi mặt hàng nông sản được chia thành một khu vực riêng, sức chứa xe container của mỗi khu vực siêu khủng, con số có thể lên đến 100 chiếc cùng lúc.

Tại khu B của chợ, phóng viên nhận thấy có đến hơn 50 xe container biển số xe của Việt Nam đang mở rộng nắp thùng để người khuân vác đặt các bao khoai tây vào, mỗi bao nặng tầm 30kg. Trên các bao khoai tây không hề có bất kỳ thông tin, nhãn mác gì.

Vạch trần đường đi của hàng nông sản Trung Quốc thành hàng nhái Đà Lạt

Trung bình sau khoảng 15 phút, xe sẽ được chất đầy và sẵn sàng để xuất bến về thẳng Việt Nam.

Đến khu cà rốt, phóng viên thấy có nhiều tấm biển ghi tiếng Trung, tạm dịch ra tiếng Việt là “Cà rốt giống như Đà Lạt”. Nhìn kỹ vào các củ cà rốt thì thấy cà rốt sạch, bóng, đẹp mắt, được bọc nilon. Trên bao bì sản phẩm có nhãn mác tiếng Trung.

Trước khi nhân công di chuyển cà rốt vào xe container chở về Việt Nam, họ đều xé các nhãn mác tiếng Trung này ra.

Tại khu bắp cải, xe container Việt Nam cũng ra vào liên tục, các cây bắp cải được đóng bao bì gọn gàng, kích cỡ to gấp đôi bắp cải được trồng ở Đà Lạt, Lào Cai.

Khu hành tây, phóng viên thấy rắc một loại bột trắng lên các bao hành tây, có mùi cực hôi thối.

Sau khi tìm hiểu xong thông tin ở chợ Pò Chài, phóng viên quay về Việt Nam, đi theo sát đoàn xe có biển số xe của tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng để xem hàng đi về đâu thì phát hiện sau 2 ngày, xe chạy về các vựa nông sản ở Đà Lạt.

Sau 2 ngày, xe chạy về các vựa nông sản ở Đà Lạt

Sau khi xe container chạy vào trong vựa, các chủ vựa lập tức đóng kín cổng, đóng cửa và bắt đầu gia công.

“Trọn gói” gia công nông sản Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt

Theo thương lái A Linh ở chợ Pò Chài cho biết nếu khách hàng mua từ 10 tấn hàng trở lên, A Linh sẽ liên hệ với một chủ vựa ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng lấy cà rốt trộn với đất đỏ ở đó để biến cà rốt thành hàng Đà Lạt. Bên cạnh cà rốt, với khoai tây, hành tây, bắp cải…. họ cũng có biện pháp gia công để thành hàng nhái Đà Lạt.

Khoai tây Trung Quốc được trộn đất Đà Lạt để thành khoai tây Đà Lạt

Quá trình gia công, không chỉ gia công bằng tay, họ còn sử dụng máy móc chuyên nghiệp.

Quá trình gia công nông sản, không chỉ gia công bằng tay, họ còn sử dụng máy móc chuyên nghiệp

Người mua chỉ việc thuê xe từ kho hàng chở về TP HCM. Đặc biệt, mua lượng hàng nông sản lớn còn được tặng kèm giấy tờ, nhãn hiệu xác nhận là hàng Đà Lạt.

Ngoài các mặt hàng nông sản quen thuộc, tỏi cũng được làm nhái ngay tại chợ Pò Chài, họ trộn tỏi Phan Rang, Bắc Giang với tỏi Trung Quốc rồi đóng bao bì, dán nhãn Việt Nam để bán giá cao.

Cũng theo thương lái A Linh cho biết, hàng rau củ quả Trung Quốc có giá rất rẻ nên rất được chủ vựa nông sản Việt Nam “ưa thích”, trong khi giá cà rốt Đà Lạt có giá tới 16.000 đồng/kg thì cà rốt Trung Quốc bán tại đây chỉ 5.500 đồng/kg. Bắp cải cũng có giá bèo không kém chỉ 1.400 đồng/kg.

Sau khi gia công xong thì mỗi lô cà rốt trộn đất đỏ, chủ vựa có thể kiếm lời được từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng. Hay theo một chủ vựa nông sản lớn ở Đà Lạt cho biết, nhập hàng nông sản Trung Quốc về “phù phép”, vựa lời 2.000 – 3.000 đồng/kg mà mỗi lần hàng về thì hàng tấn nông sản nên với số lượng lớn, vựa kiếm được “kha khá”.

Qua bài viết này, hi vọng bạn sẽ cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn rau củ quả cho gia đình mình. Viết bình luận vào khung bên dưới nếu bạn muốn chia sẻ suy nghĩ về vấn đề này.

Còn tiếp

Xem thêm: Cách nhận biết các loại rau củ Trung Quốc

Nguồn tham khảo: nld.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *