Nồi cơm điện là thiết bị điện gia dụng không thể thiếu trong các hộ gia đình hiện nay, giúp tiết kiệm thời gian nấu cơm và còn được tích hợp nhiều chức năng khác nữa. Vậy truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ hướng dẫn thêm cho bạn cách sử dụng nồi cơm điện đúng cách, bền lâu mà không phải ai cũng biết đâu nhé!
Xem ngay các mẫu khăn lau bếp đang giảm giá SỐC
1Điều nên làm khi sử dụng nồi cơm điện
Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn cần đảm bảo những thao tác dưới đây thực hiện đúng cách để duy trì được độ bền của nồi cơm như:
Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi
Bạn dùng khăn sạch để lau khô xung quanh ở phía bên ngoài lòng nồi trước khi đặt vào bên trong nồi cơm để nấu. Thao tác này sẽ tránh được tình trạng nước (đọng bên ngoài lòng nồi) bị bốc hơi và tạo nên những vết cháy xém làm cho vỏ lòng nồi bị đen, nhất là ảnh hưởng đến độ bền của mâm nhiệt.
Dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu
Bạn nên dùng cả 2 tay để đặt lòng nồi vào bên trong nồi cơm, đồng thời xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với bộ phận rơ le. Cách làm này sẽ tránh gây tổn hại đến rơ le nhiệt và giúp cơm được chín đều hơn, không bị sống.
Bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi
Bộ phận rơ le nhiệt bên trong nồi cơm sẽ giúp cho cơm được chín ngon hơn. Vì nếu rơ le ngắt quá sớm sẽ khiến cơm còn sống, còn rơ le ngắt quá trễ thì cơm có xu hướng bị khét.
Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện
Nồi cơm là thiết bị nấu mỗi ngày, nên sau khi sử dụng xong thì bạn cần vệ sinh thật kỹ các bộ phận của nồi cơm điện như gồm có lòng nồi, vỏ ngoài nồi cơm, van thoát hơi và khay hứng nước thừa (nếu có),… để loại bỏ kịp thời các chất cặn bẩn, nhằm mang lại chất lượng nấu cơm tốt nhất cơ thể.
Đóng chặt nắp nồi khi nấu
Bạn nên đóng chặt nắp nồi trước khi nhấn nút để nấu cơm, giúp cơm chín đều và đảm bảo an toàn cho bạn cũng như các thành viên khác trong nhà không bị bỏng vì hơi nước có thể thoát mạnh ra ngoài.
Sử dụng chức năng phù hợp
Chức năng chính của nồi cơm điện là nấu và hâm nóng cơm. Ngoài ra, bạn có thể dùng để nấu cháo và ninh hầm thức ăn (tùy theo sản phẩm) nhưng tuyệt đối không được dùng để chiên xào thức ăn vì hầu hết nhiệt độ của nồi cơm điện thường không vượt quá 100 độ C.
Điều này có nghĩa là, nếu bạn nhấn nút nấu quá nhiều lần đề chiên xào chín thức ăn, khiến cho rơ le dễ bị lờn và hỏng.
2Điều không nên làm khi sử dụng nồi cơm điện
Ngoài những việc lưu ý trên, thì bạn cũng nên tránh một số điều không nên làm khi sử dụng nồi cơm điện mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ nói rõ ngay dưới đây:
Hạn chế vo gạo trong lòng nồi
Hạn chế việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi, vì lớp phủ chống dính trên nồi có thể bị trầy xước trong quá trình vo gạo, ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu cũng như giảm tuổi thọ của lòng nồi cơm điện.
Tránh nấu món ăn có tính axit hoặc kiềm
Hầu hết, chất liệu lòng nồi được làm bằng hợp kim nhôm có phủ lớp chống dính. Vì thế, nếu bạn nấu thường xuyên các món ăn có tính kiềm hoặc axit, sẽ khiến cho lòng nồi dễ bị bào mòn, thậm chí tạo ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe khi thấm vào cơm và đi vào cơ thể.
Nhấn nút “Cook” nhiều lần
Một số người có thói quen nhấn nút Cook nhiều lần để tạo ra lớp cơm cháy. Việc làm này sẽ khiến cho rơ le dễ bị lờn và hỏng, ảnh hưởng đến những lần nấu cơm tiếp theo.
Nấu trên các loại bếp khác
Lòng nồi cơm chỉ sử dụng trong nồi cơm điện, bạn không nên dùng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác như bếp hồng ngoại, bếp ga, bếp than, bếp điện từ,… Vì điều này sẽ khiến cho lòng nồi bị biến dạng và giảm tuổi thọ, nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cơm khi bạn nấu trong những lần tiếp theo.
3Cách vệ sinh nồi cơm điện đúng cách
Vệ sinh nồi cơm điện đúng cách dường như không quá khó đối với chúng ta, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Lấy hết thức ăn ra khỏi nồi
Bước 2: Dùng miếng bọt biển làm sạch lòng nồi
Đầu tiên, bạn cần tráng sơ lòng nồi qua nước. Sau đó, dùng miếng bọt biển thấm một ít xà phòng để làm sạch lòng nồi. Cuối cùng, bạn rửa nồi với nước sạch và để ráo.
Bước 3: Vệ sinh thân ngoài và mâm phát nhiệt
Bạn dùng khăn khô để lau và lấy nhẹ những hạt cơm hoặc vết bẩn bám trên mâm phát nhiệt, đồng thời lau mặt trong của thân nồi cơm điện. Ngoài ra, với mặt ngoài của nồi, thì bạn dùng khăn ẩm để loại bỏ vết bẩn (nếu có) một cách dễ dàng hơn thay vì khăn khô.
4Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện
Tóm lại, khi sử dụng nồi cơm điện, bạn cần chú ý một số vấn đề chính như sau:
Không tự ý tháo lắp và thay đổi linh kiện của nồi: Vì ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu và độ bền sản phẩm với linh kiện không tương thích hoặc hàng kém chất lượng.
Không vệ sinh lòng nồi bằng các vật cứng: Tránh dùng đồ rửa chén bát làm bằng các vật liệu thép, kim loại và dùng lực mạnh để vệ sinh lòng nồi, vì dễ làm trầy lớp phủ chống dính.
Không đặt nồi ở sàn ướt: Những thiết bị điện gia dụng cũng như nồi cơm điện nói riêng, bạn không nên đặt ở những nơi ẩm ướt và trên sàn ướt, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sự cố điện xảy ra.
Sử dụng điện áp theo khuyến nghị của nhà sản xuất: Bạn nên tham khảo kĩ và chỉ nên sử dụng điện áp theo đúng quy định của nhà sản xuất, thậm chí cân nhắc với việc dùng ổ điện riêng khi dùng nồi cơm điện so với các thiết bị khác.
Không rửa thân nồi trực tiếp bằng nước: Phần thân nồi gồm có bộ phận rơ le và mâm nhiệt, nếu rửa trực tiếp với nước sẽ làm hỏng các bộ phận này, giảm tuổi thọ sản phẩm và có thể gây nguy hiểm cho người dùng khi nấu cơm.
5Lựa chọn nồi cơm điện sử dụng bền lâu
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ bật mí cho bạn một số tiêu chí để chọn lựa được nồi cơm điện có độ bền lâu và mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng, cụ thể như sau:
Kiểu dáng, chất liệu lòng nồi
Kiểu dáng nồi cơm điện ngày nay rất đa dạng, tùy theo sở thích mà bạn chọn lựa phù hợp. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chất liệu lòng nồi bên trong, như chất liệu nồi phải chắc chắn, dẫn nhiệt tốt, không bị biến dạng và lớp phủ chống dính không bị trầy xước, bong tróc.
Dung tích và công suất
Tùy theo số lượng thành viên trong gia đình, bạn chọn dung tích và công suất nồi cơm điện thích hợp:
- Dưới 2 người: chọn dung tích nồi dưới 1 lít, với công suất từ 300 – 400W.
- Từ 2 – 4 người: chọn dung tích nồi từ 1 – 1.5 lít, với công suất 400 – 1200W.
- Từ 4 – 6 người: chọn dung tích nồi từ 1.6 – 2 lít, công suất dao động từ 400 – 1200W.
- Từ 6 người trở lên: chọn dung tích nồi trên 2 lít, với công suất từ 650 – 1200W.
Công nghệ nấu cơm
Mỗi công nghệ sẽ ảnh hưởng đến thời gian nấu cơm và chất lượng hạt cơm, chẳng hạn:
- Công nghệ nấu 1D: Sử dụng 1 mâm nhiệt với công suất cao để nấu chín cơm trong thời gian rất nhanh.
- Công nghệ nấu 2D: Dùng 1 mâm nhiệt và 1 bộ phận điện trở nhiệt phụ, giúp cơm chín đều xung quanh đáy và thành nồi.
- Công nghệ nấu 3D: Dùng 1 mâm nhiệt và 2 bộ phận điện trở nhiệt phụ, giúp nhiệt được tỏa đều từ nhiều phía làm cho hạt cơm nở chín ngon hơn, nhưng khá tốn thời gian để nấu chín cơm.
- Công nghệ cao tần: Dùng cảm ứng từ để làm nóng nồi trực tiếp giúp cơm chín đều, tơi xốp và giữ ấm hiệu quả, nhưng giá thành khá cao.
Chức năng tiện ích đi kèm
Ngoài chức năng nấu cơm, nồi cơm điện còn được nhà sản xuất trang bị thêm nhiều chức năng khác như: nấu cháo, hấp, hầm ninh,… với các tiện ích như hẹn giờ, nấu tự động và chế độ giữ ấm chẳng hạn. Tùy theo nhu cầu của gia đình mà bạn chọn nồi cơm điện có các tiện ích đi kèm cho phù hợp.
- Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện tử tách đường Mishio MK-188
- Nồi cơm điện nhảy sớm. Nguyên nhân và cách khắc phục
- Nồi cơm điện không vào điện. Nguyên nhân và cách khắc phục
Như vậy, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã hướng dẫn xong cho bạn về cách sử dụng nồi cơm điện đúng cách và bền lâu rồi nhé. Nếu cần được tư vấn, bạn hãy đến ngay cửa hàng hoặc liên hệ với số Hotline 1800.1061 (7:30 – 22:00) của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để được hỗ trợ sớm nhất nhé!