Tưa lưỡi là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy các bậc cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.
Với việc xuất hiện các tưa lưỡi, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng bé. Nếu mẹ không tìm hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết hay cách chữa trị thì rất khó trong việc điều trị.
Tưa lưỡi là gì?
Theo Vinmec, tưa lưỡi là tình trạng lưỡi bị nhiễm nấm candida gây nên tình trạng xuất hiện những màng giả mạc màu trắng bán trên bề mặt lưỡi, khó bong ra gây đau rát, chảy máu khi cọ xát.
Bệnh tưa lưỡi có thể xảy ra mở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất là ở các bé sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi
Ở trẻ sơ sinh, tưa lưỡi hình thành cho ít tiết nước bọt, niêm mạc miệng ở môi trường aci chó chỉ số pH thấp. Và bệnh thường xuất hiện khi các vấn đề vệ sinh miệng bé không được đảm bảo, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển, hình thành tưa lưỡi.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
-
Hệ thống miễn dịch bé yếu có thể do bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý về hệ miễn dịch
-
Mẹ bị bệnh nấm vú trong thời gian cho con bú
-
Trẻ thường xuyên bị khô miệng
Cách xử lý khi bị tưa lưỡi
Để loại bỏ tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh được an toàn và hiệu quả, mẹ nên sử dụng rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Cách làm
-
Mẹ cần chuẩn bị miếng gạc rơ lưỡi chất lượng.
-
Rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch diệt khuẩn, sau đó đeo miếng gạc vào tay.
-
Nhúng gạc rơ lưỡi vào dung dịch nước muối sinh lý pha loãng và vắt nhẹ.
-
Cuối cùng cho tay vào miệng trẻ và massage nhẹ nhàng khắp khoang miệng.
Tham khảo: Vì sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho bé
Lưu ý khi sử dụng gạc rơ lưỡi cho bé và cách phòng cách tư lưỡi
Khi áp dụng cách gạc rơ lưỡi cho bé, mẹ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, không để bé nuốt nước muối. Và sẽ hiệu quả hơn khi thực hiện lúc bé bụng đói và vào buổi sáng.
Sau khi tình trạng tưa lưỡi bé được cải thiện, mẹ nên rơ lưỡi 2 lần/ngày cho bé bằng nước ấm để bé hạn chế bé bị tưa lưỡi lần nữa.
Mẹ nên vệ sinh ti trước khi cho con bú.
Tiệt trùng bình sữa, núm vú thường xuyên và kỹ càng.
Vệ sinh miệng cho bé trước và sau khi ăn hoặc bú.
Tham khảo: 4 mẹo dân gian chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả
Mẹ nên bổ sung kiến thức về tưa lưỡi trên đây ngay hôm nay để điều trị và khắc phục tình trạng nếu gặp ở bé nhà mình nhé. Như vậy sẽ giúp sức khỏe bé được đảm bảo mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chúc các mẹ thành công.
Nguồn: Vinmec
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn