Kính râm là vật dụng không thể thiếu của nhiều người khi ra đường vào mùa hè. Cùng tìm hiểu cách chọn kính râm chính xác cho từng khuôn mặt qua bài viết này nhé!
Kính râm là một trong những vật dụng giúp bảo vệ mắt cực kỳ tiện lợi và hiệu quả mỗi khi ra đường, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng. Không chỉ bảo vệ mắt, tính thời trang là điều mà nhiều người cũng quan tâm.
Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách chọn kính râm theo công dụng và theo từng dạng khuôn mặt chính xác qua bài viết này nhé!
Cách chọn kính râm theo công dụng
Công dụng chính của kính râm là bảo vệ đôi mắt của chúng ta tránh khỏi tác hại của tia UV đến mức tối thiểu, mỗi khi ra ngoài trời. Vì thế khi lựa chọn kính râm, bạn cần phải đảm bảo sản phẩm có những công dụng, tính năng sau:
Ngăn chặn được tia UV
Điều đầu tiên bạn cần đặc biệt quan tâm khi chọn mua kính râm, đó là kính đeo phải ngăn chặn được tia UV tiếp xúc trực tiếp với mắt ở mức tối thiểu.
Bởi việc mắt tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể, ung thư,…
Khả năng chống trầy xước, chống vỡ cao
Điều thứ 2 bạn cần quan tâm đó là khả năng chống vỡ, chống trầy xước của tròng kính. Đa phần những tròng kính râm được bày bán được làm từ nhựa chiết suất cao có tính chống trầy xước và khó vỡ hơn so với tròng kính làm từ thủy tinh.
Một loại khác là tròng kính râm làm bằng vật liệu Polycarbonate, tuy nhiên lại dễ trầy xước hơn, vì vậy bạn nên tìm mua loại có lớp phù chống trầy để sử dụng được lâu dài.
Ngoài những công dụng như ngăn tia UV, chống trầy xước, chống vỡ cao thì mắt kính râm cũng có nhiều loại bổ sung nhiều tính năng như chống nước, chống sương mù, chống ánh sáng xanh,…tuy nhiên kéo theo đó thì giá thành sẽ càng tăng nếu có nhiều công dụng.
Dù vậy, không phải công dụng nào cũng là cần thiết và có ích đối với bạn, ví dụ như:
- Chống tia hồng ngoại: Tia hồng ngoại không thể nhìn thấy được, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tia hồng ngoại ảnh hưởng đến mắt, hơn nữa tia hồng ngoại trong ánh nắng khá thấp nên mắt chúng ta vẫn chịu được.
- Chống ánh sáng xanh: Những tròng kính râm chống ánh sáng xanh sẽ có màu hổ phách, khi quan sát ra môi trường sẽ có màu vàng hoặc cam. Loại kính này có tông màu được cho là làm cho vật thể ở xa xuất hiện khác biệt hơn, thích hợp cho các hoạt động như trượt tuyết, chèo thuyền, phi công,…mà không thích hợp đeo khi ra đường tham gia giao thông.
Cách chọn kính râm theo hình dạng khuôn mặt
Không chỉ dùng cho mục đích là bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV, nhiều người còn xem kính râm là một món phụ kiện, quan tâm đến tính thẩm mỹ xem có phù hợp với hình dáng khuôn mặt và trang phục hay không.
Dưới đây là những cách chọn kính râm theo hình dạng khuôn mặt cụ thể:
- Khuôn mặt vuông: Bạn nên chọn tròng kính râm hình tròn hay hình bầu dục là phù hợp nhất, tránh chọn kính râm hình vuông.
- Khuôn mặt tròn: Trái ngược với cách chọn kính cho khuôn mặt vuông thì bạn nên chọn kính râm có tròng hình vuông, hình chữ nhật là hợp lý, không chọn kính hình bầu dục, browline hay có vành mắt quá nhỏ.
- Khuôn mặt dài/hình chữ nhật: Tốt nhất là nên chọn kính râm hình oval, oversize, hạn chế mua kính có phần tròng quá nhỏ hẹp.
- Khuôn mặt trái tim: Ưu tiên những kính râm có hình chữ nhật hay tròn, tránh chọn những loại kính vuông, browline hoặc bầu dục
- Khuôn mặt trái xoan: Đây là dáng khuôn mặt có thể phù hợp với nhiều dạng kính râm như tròn, vuông, mắt mèo,…nhưng bạn cũng không nên dùng kính râm có vành mắt quá lớn hay quá nhỏ so với toàn bộ khuôn mặt.
- Khuôn mặt kim cương: Ưu tiên những chiếc kính râm có dáng tròn, bầu dục để hài hòa với khuôn mặt, tránh mua những tròng kính râm có góc cạnh như vuông, chữ nhật.
- Khuôn mặt trái lê: Nên mua kính râm có dáng bầu dục, dáng browline hay dáng Aviator, đồng thời cũng không nên đeo kính có dáng tròn hay vuông.
Vừa rồi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã mách bạn những cách chọn kính phù hợp với công dụng, cũng như dáng khuôn mặt của từng người. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ chọn được loại kính râm phù hợp với mình nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn