Bệnh loét canker (lở miệng) thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, ít nguy hiểm nhưng gây khó chịu khi ăn uống. Tìm hiểu chi tiết về bệnh loét canker (lở miệng) ở trẻ qua bài viết!
Bệnh loét canker hay còn gọi là bệnh lở miệng, một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh loét canker (lở miệng) ở trẻ em qua bài viết sau của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
Loét canker ở miệng là bệnh gì?
Bệnh loét canker hay còn được nhiều người gọi là lở miệng, đây là một bệnh hiếm gặp sẽ xuất hiện một vết loét hở tròn màu trắng hay vàng, xung quanh có quầng đỏ.
Những vết loét tròn này có thể xuất hiện riêng lẻ hay tập trung thành cụm ở trong môi, má, nướu, lưỡi và vòm miệng, gây đau mỗi khi ăn uống hoặc vô tình chạm vào.
Nguyên nhân gây loét canker ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân có thể gây loét canker ở trẻ chưa được xác định chính xác, tuy nhiên một số yếu tố sau được xác định là nguyên nhân khởi phát bệnh:
- Do di truyền nếu gia đình từng có người mắc bệnh lở miệng.
- Do căng thẳng khiến trẻ bị lở miệng.
- Do chấn thương bởi việc vô tình cắn vào má, lưỡi gây vết thương hở.
- Một số nguyên nhân khác như: Dị ứng, nhiễm virus, ăn uống thiếu chất, thiếu dinh dưỡng.
Phân biệt loét canker với mụn rộp
Bệnh loét canker với mụn rộp có biểu hiện khá tương đồng nhau nên dễ gây nhầm lẫn, bạn có thể phân biệt dựa vào dấu hiệu sau:
- Bệnh loát canker xuất hiện vết loét ở miệng nhưng không lây, xuất hiện ở các mô mềm bên trong miệng.
- Mụn rộp dễ lây lan do virus gây nên và xuất hiện bên ngoài môi.
Cách điều trị loét canker ở miệng của trẻ
Bệnh này không nghiêm trọng và gây nguy hiểm, sẽ tự lành dần dần sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, những vết loét trong miệng sẽ gây đau, khó chịu cho trẻ, để giảm bớt những khó chịu đó thì bố mẹ có thể thực hiện một số điều sau:
- Chườm đá để làm tê lạnh ở vị trí bị đau.
- Tránh ăn đồ ăn còn nóng, chua, cay sẽ khiến đau hơn.
- Thoa kem hay gel mọc răng vào chỗ đau.
- Có thể dùng tăm bông tẩm hydrogen peroxide và nước rồi chấm vào vết loét, sau đó chấm thêm sữa magie lên. Thực hiện mỗi ngày từ 3-4 làn sẽ giúp vết loét mau lành.
- Nếu bệnh kéo dài không khỏi thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh loét canker và cách điều trị cơ bản tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn