Estrogen rất quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý phụ nữ. Nếu thiếu hụt estrogen có thể sẽ gây ra mất cân bằng sinh lý trong cơ thể.
Nội tiết tố nữ Estrogen được tiết ra từ buồng trứng, là nhân tố quyết định “đặc trưng của phái nữ”. Theo bác sĩ Trần Quang Học – Đại học Y Hà Nội, nồng độ Estrogen của phụ nữ dao động từ 50 pg/ml đến 400 pg/ml. Nếu dưới 100 pg/ml tức là bạn đang bị thiếu hụt Estrogen.
Việc thiếu hụt estrogen dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Vậy những dấu hiệu và cách khắc phục thiếu hụt estrogen ở nữ giới ra sao? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!
Vai trò của estrogen đối với cơ thể phụ nữ
Theo các bác sĩ, nội tiết tố Estrogen có ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ ở nhiều khía cạnh:
-
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: tăng khả năng thụ thai do tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục phát triển; tăng tiết dịch nhờn; phối hợp với progesteron giúp điều hòa kinh nguyệt; duy trì ham muốn tình dục…
-
Ảnh hưởng đến sắc đẹp: giúp da của phụ nữ mịn màng và tươi trẻ; giúp tinh thần thoải mái, ngủ sâu; hạn chế tích mỡ, thân hình mềm mại, eo thon, ngực nở; tóc mượt, chắc khỏe…
-
Những phụ nữ sau tuổi 30; tiền mãn kinh, mãn kinh; người đã cắt hoặc teo buồng trứng; các bé gái có kinh nguyệt không đều; hay dùng thuốc tránh thai khẩn cấp là những đối tượng dễ bị thiếu hụt Estrogen.
-
Khi bị thiếu hụt hoặc rối loạn Estrogen, bạn sẽ gặp các hiện tượng như giảm độ đàn hồi, da nhăn nheo, chùng nhão; giảm ham muốn, khô âm đạo; ngực nhỏ hoặc chảy xệ; các vấn đề về xương khớp; giảm trí nhớ; tăng tích mỡ; tóc xơ gãy; nám sạm, tàn nhang; buồn bực, khó ngủ…
-
Để làm chậm quá trình này, duy trì vẻ thanh xuân vốn có, chị em phụ nữ nên chú trọng bổ sung nội tiết tố và canxi từ độ tuổi 30, vì nếu đợi đến 55 tuổi thì lượng Estrogen đã suy giảm rõ rệt, chỉ còn lại khoảng 15%.
Nguyên nhân thiếu hụt estrogen
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị thiếu hụt estrogen, đặc biệt là sau tuổi 35 do khi tuổi càng cao thì buồng trứng càng giảm tiết estrogen. Ngoài ra, thiếu hụt estrogen còn có thể phát sinh bởi một số lý do khác bao gồm:
-
Do tuổi tác.
-
Mắc các bệnh lý về buồng trứng gây tình trạng suy nang.
-
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai và cho con bú.
-
Điều kiện sức khỏe bẩm sinh, ví dụ như hội chứng Turner.
-
Có tiền sử người thân gia đình mắc các vấn đề nội tiết tố.
-
Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên hoạt động kém.
Dấu hiệu nhận biết khi suy giảm estrogen
Theo bác sĩ Quang Học, suy giảm nồng độ Estrogen sẽ gây ra nhiều triệu chứng xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể:
-
Về tình dục: khó đạt khoái cảm, không hoặc giảm ham muốn, cảm giác đau rát khi quan hệ,… gây tình trạng ngại ngùng, tránh né chồng, không muốn quan hệ ở chị em phụ nữ.
-
Về da: xuất hiện các tình trạng lão hóa, có nếp nhăn, chảy xệ, trở nên khô hơn và không còn được sự đàn hồi như trước. Thêm vào đó, bắt đầu xuất hiện các vết nám, sạm, tàn nhang, đồi mồi,… khiến chị em phụ nữ tự ti, ngại ra ngoài.
-
Về cơ thể: chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều, rối loạn, lúc ngắn lúc dài, có thể vô kinh dẫn đến mãn kinh sớm. Lông tóc dễ gãy rụng, khô giòn do các tuyến mồ hôi và bã nhờn giảm hoạt động. Mỡ tập trung nhiều vào các vùng eo, bụng, đùi xảy ra tình trạng chảy xệ, cơ thể dễ tăng cân.
Sự suy giảm mạnh của nồng độ Estrogen khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ thể: Đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, tiểu đêm, người lúc nóng lúc lạnh, bốc hỏa,… khiến bạn trở nên nóng tính, dễ cáu gắt. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, loãng xương, tim mạch,…
Cách khắc phục thiếu hụt estrogen
Có các biện pháp đơn giản, thuận tiện áp dụng ngay tại nhà để tăng cường estrogen:
-
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể với chế độ hợp lý như: Vitamin C (cá hồi, cà chua, cam,…), vitamin B (gan, thịt bò, chuối,…), hải sản (sò, trai, hến,…), các thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ, chứa các chất tương tự estrogen (đậu nành, hạt điều,…)
-
Thư giãn đầu óc, đừng để căng thẳng, lo lắng kéo dài.
-
Ngủ đủ giấc.
-
Thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý (cầu lông, đi bộ, xe đạp,…)
Trên đây là nhận biết dấu hiệu và cách khắc phục việc thiếu hụt estrogen ở nữ giới mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo VnExpress
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn