U thần kinh đệm ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng nếu không phát hiện sớm để điều trị. Tìm hiểu nguyên nhân và nguy cơ mắc u thần kinh đệm ở trẻ em.
U thần kinh đệm là có khối u phát triển bên trong não hoặc tủy sống, đây là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em. Cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu về nguyên nhân và nguy cơ mắc căn bệnh này ở trẻ em nhé!
U thần kinh đệm ở trẻ em là gì?
U tế bào thần kinh đệm (còn gọi là Glioma) là khối u xảy ra ở não và tủy sống. U thần kinh đệm này bắt nguồn từ các tế bào thần kinh đệm. Tế bào này bao quanh các dây thần kinh, có chức năng bảo vệ, hỗ trợ và cách ly các tế bào thần kinh trong não.
Ước tính có khoảng 60% các khối u não xảy ra ở trẻ em. U thần kinh đệm trẻ em có thể xảy ra ở các phần não lều dưới và não lều trên.
Có ba loại tế bào thần kinh đệm gây ra những khối u này bao gồm những u tế bào hình sao, những u màng não thất, những u thần kinh đệm ít nhánh. Phân tích loại u sẽ giúp xác định các điều trị và tiên lượng bệnh. Các phương thức điều trị phổ biến như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…
Nguyên nhân và nguy cơ mắc u thần kinh đệm ở trẻ em
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra u thần kinh đệm ở trẻ em. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u não:
- Trẻ mắc một số hội chứng di truyền hoặc đột biến gen như hội chứng Turcot, hội chứng Li-Fraumeni và u xơ thần kinh. Những trẻ mắc các hội chứng này có nguy cơ phát triển bệnh u thần kinh đệm.
- Trẻ đã trải qua điều trị một số loại ung thư khác có thể phát triển khối u thần kinh đệm như một loại ung thư thứ phát.
Các dấu hiệu của u thần kinh đệm ở trẻ em
Khi khối u thần kinh đệm phát triển trong não, chúng sẽ chèn ép và gây tổn thương đến các bộ phận khác trong não. Tùy vào vị trí của khối u mà các dấu hiệu xuất hiện ở trẻ có thể khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến như:
- Đau đầu
- Cảm giác buồn nôn và nôn dữ dội
- Giảm thị lực hoặc có vấn đề về nghe nói
- Chứng u lồi mắt
- Khó giữ được thăng bằng khi đi lại đối với khối u nằm ở não lều trên
- Khó khăn khi viết hoặc cầm đồ vật.
- Khó kiểm soát hành vi, hay cáu kỉnh
- Co giật.
- Thường có đầu phình to hơn
Phương pháp chẩn đoán u thần kinh đệm ở trẻ em
Khám sức khỏe tổng quát và đánh giá tiền sử mắc bệnh của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra trạng thái tinh thần, các giác quan, sự phối hợp và phản xạ của trẻ xem có bình thường không.
Khối u thần kinh đệm trẻ em có thể được chẩn đoán bằng hình ảnh, bao gồm 2 loại chính: chụp cắt lớp vi tính (CT) não, chụp cộng hưởng từ (MRI).
Chọc dò ống sống thắt lưng (LP) để phát hiện sự lan rộng của khối u vào dịch tuỷ sống.
Phương pháp sinh thiết giúp đánh giá các tế bào khối u dưới kính hiển vi để tìm kiếm ung thư.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và nguy cơ mắc u thần kinh đệm ở trẻ em mà Bách Hóa XANH cung cấp đến bạn. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Theo dõi Bách Hóa XANH để đọc được nhiều bài viết hay nhé!
Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec
Mua sữa bột các loại cho bé tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn