Thông thường sức đề kháng của trẻ em rất yếu do đó với những thời điểm giao mùa, trẻ em thường rất dễ mắc bệnh. Do đó, bạn nên cẩn thận với 6 bệnh giao mùa trẻ em thường gặp phải dưới đây nhé!
Giao mùa là thời điểm mà trẻ dễ dàng mắc bệnh nhất do vi khuẩn, vi rút gia tăng và phát triển cực kỳ nhiều trong giai đoạn này. Mặt khác, hệ miễn dịch của trẻ em cũng chưa hoàn toàn hoàn thiện, làm trẻ phản ứng kém lại với những mầm bệnh. Nên việc mắc phải những bệnh vào thời điểm giao mùa rất phổ biến. Bạn nên cẩn thận với 6 bệnh giao mùa trẻ em thường gặp phải dưới đây!
>> Giao mùa dễ cảm sốt, học ngay cách phòng tránh và những món ăn giải cảm ngày mưa
Bệnh cúm
Nguyên nhân: Đây là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em do virus gây ra và lây lan cực kỳ nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém. Bệnh cúm được gây ra bởi những virus A, B và C. Bạn thường nhiễm virus gây bệnh do hít phải những chất dịch mà người bệnh ho, hắt hơi vào không khí hoặc ăn phải những loại động vật như gia cầm, chim, heo,… mắc bệnh.
Cách phòng tránh: Để phòng cúm, bạn nên tập cho bé thói quen thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng; che miệng khi hắt hơi; hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh; luôn luôn giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt và lưu ý nên mang khẩu trang y tế đến nơi đông người.
>> Bí quyết phòng tránh cảm cúm hiệu quả khi thời tiết thay đổi
Sốt siêu vi
Sốt siêu vi là một loại bệnh khá nguy hiểm khi giao mùa và cũng là căn bệnh gây nên cho ba mẹ nhiều nỗi lo lắng.
Nguyên nhân: Sốt siêu vi do các loại vi rút khác nhau gây nên, điển hình là Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus. Khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút phát triển.
Cách phòng tránh:
– Với trẻ em khoảng 6 tháng đến 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ tiêm ngừa hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
– Và một số biện pháp phòng ngừa trong đời sống hằng ngày:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao miễn dịch và tăng cường đề kháng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn để hạn chế virus lây lan,
Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống để ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
Cách ly khỏi những người bệnh hoặc những người có dấu hiệu sắp bệnh.
Viêm họng
Tuy là căn bệnh thông thường nhưng ba mẹ không nên xem thường căn bệnh này nhé!
Nguyên nhân: là do virus, vi khuẩn. Các bệnh nhiễm virus có thể gây đau họng gồm: cảm cúm, mononucleosis, sởi, đậu mùa, nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp,…
Cách phòng tránh:
Có rất nhiều cách phòng ngừa bệnh viêm họng, cụ thể là:
Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi trở về từ nơi công cộng.
Tránh dùng chung đồ uống, đồ ăn và đồ dùng cá nhân.
Tránh hút thuốc và khói thuốc, tránh các nguồn gây dị ứng.
>> Cách chữa viêm họng tại nhà không cần dùng thuốc
Viêm phế quản
Nguyên nhân: Viêm phế quản thường do virus gây ra, thường là virus influenza và trẻ nhỏ ở độ tuổi khoảng 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ mắc bệnh này. Bé có bị nhiễm virus này trong không khí, đồ chơi,.. Ngoài virus, nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ có thể là tình trạng nhiễm khuẩn, hít khói thuốc lá, khói bụi.,,
Cách phòng tránh: Viêm phế quản không lây nhiễm nhưng tình trạng nhiễm trùng có thể làm bạn viêm phế quản. Bạn có thể phòng bệnh cho bé bằng cách rửa tay thường xuyên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Khi bé được 6 tháng tuổi bạn nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin hằng năm để chống lại virus gây bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cho bé tránh xa khói thuốc, khói bụi độc hại và những người đang mắc bệnh.
Tiêu chảy
Nguyên nhân: Tựu trường chính là thời điểm giao mùa giữa hè sang thu làm thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, thói quen ăn quà vặt, ăn hàng rong của trẻ cũng dễ làm cho trẻ mắc bệnh này. Mặt khác, việc không thường xuyên rửa tay, hoặc trẻ chưa thích nghi với thói quen ăn uống sinh hoạt ở trường cũng là một nguyên nhân.
Khi đã nhận diện rõ nguyên nhân gây tiêu chảy, phụ huynh sẽ biết cách giúp con phòng tránh bệnh hiệu quả:
Cách phòng tránh: Bạn nên thường xuyên nhắc nhở trẻ vệ sinh tay đúng cách, hạn chế ăn quà vặt và ăn hàng rong kém vệ sinh, thường xuyên tập luyện thể lực và ăn uống đầy đủ chất để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
Tay chân miệng
Nguyên nhân: Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường do một loại vi rút có tên gọi là Coxsakie, virus này có thể sống tốt được cả trong môi trường nhiều axit của dạ dày. Bệnh chủ yếu lây qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc, nước mũi, phân,…và lan rộng vào mùa hè.
Cách phòng tránh: Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng ngừa, chính vì vậy phụ huynh cần lưu ý bảo vệ trẻ một cách kỹ càng nhất. Nên thường xuyên rửa sạch tay cho trẻ, cũng như bản thân trước khi tiếp xúc với trẻ. Rửa sạch các dụng cụ, đồ chơi của trẻ thường xuyên, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tránh tiếp xúc với những trẻ mang bệnh khác.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ cần biết để chữa trị kịp thời
Phía trên là thông tin về 5 căn bệnh trẻ em thường mắc phải khi giao mùa. Chúng tuy bình thường nhưng rất nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Do đó, hãy nhanh chóng lưu lại những thông tin trên để biết cách chăm sóc gia đình nhé.
Xem thêm
>> Tăng sức đề kháng và phòng tránh cảm cúm bằng mật ong
>> Cách làm quýt ngâm đường phèn phòng bệnh giao mùa
>> Những loại trái cây tốt cho người cảm cúm
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH