5 bước khuyên bảo khi con yêu không vâng lời

5 bước khuyên bảo khi con yêu không vâng lời

Cách dạy con của người Việt Nam thường có xu hướng la mắng để dạy bảo con, có rất nhiều cách dạy con hiệu quả hơn mà cha mẹ hãy tìm hiểu nhé.

Khi trẻ con không nghe lời, bạn thường xử lý như thế nào? Khuyên bảo nhỏ nhẹ cho con hiểu vấn đề hay là la mắng để trẻ sợ, cùng tìm hiểu 5 bước hiệu quả khuyên bảo khi trẻ không nghe lời để tránh mắc sai lầm làm xấu đi quan hệ giữa cha mẹ và con cái nhé.

Vì sao ba, mẹ không nên la mắng con

Có IQ thấp hơn

5 bước khuyên bảo khi con yêu không vâng lờiCó IQ thấp hơn

Khi trẻ thường xuyên bị bạo lực về ngôn ngữ thì những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên IQ của một đứa trẻ. Theo như một số nghiên cứu cho thấy, trẻ em hay bị la mắng, trách phạt thì kích thước não sẽ nhỏ hơn so với trẻ em thường xuyên nhận được lời khen từ mọi người.

Trí tuệ con người có mối liên hệ mật thiết với thể tích não vì thế nếu như thể tích não giảm thì IQ sẽ thấp hơn.

Bị tổn thương tâm sinh lý

Bị tổn thương tâm sinh lýBị tổn thương tâm sinh lý

Những đứa trẻ sống trong sự la mắng thì sẽ bị tổn thương rất nhiều về mặt tâm lý, nếu bố mẹ không quan tâm thì tâm lý trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái bất ổn, lo lắng, căng thẳng.

Thêm nữa, khi bị la mắng quá nhiều trẻ sẽ cho rằng mình không xứng đáng có được tình yêu thương, dần dần sẽ thu hẹp chính mình, đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ mắc chứng tự kỷ, rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Trẻ càng không vâng lời

Trẻ càng không vâng lờiTrẻ càng không vâng lời

Khi la mắng không những không giải quyết được vấn đề gì, mà trẻ còn càng không hiểu mình sai ở chỗ nào để trẻ sửa đổi.

La mắng chỉ giúp bố mẹ thỏa mãn giải tỏa được sự bực tức tạm thời nhưng với thời điểm đó, trẻ có khi còn làm ngược lại, thậm chí hỗn xược với bố mẹ, bạn càng la mắng bé sẽ càng chống lại bạn.

Không biết cách yêu thương chính mình

Không biết cách yêu thương chính mìnhKhông biết cách yêu thương chính mình

Nếu như bố mẹ nghĩ la mắng con cái là tốt cho con, giúp con phát triển thì điều này thật sự sai lầm, trên thực tế khi bị la mắng quá nhiều sẽ dẫn đến trẻ có xu hướng không xem trọng bản thân, trẻ luôn luôn nghĩ những điều mình làm là vô nghĩa, là sai lầm.

Từ đó có xu hướng sống buông thả, nổi loạn, thậm chí bê tha, vướng vào những tệ nạn xã hội không mong muốn.

Trẻ khó có thể quản lý được cảm xúc của chính mình

Trẻ khó có thể quản lý được cảm xúc của chính mìnhTrẻ khó có thể quản lý được cảm xúc của chính mình

Khi bố mẹ càng la mắng lo lắng cho con trẻ nhiều bao nhiêu, thì chúng sẽ khó quản lý được cảm xúc của mình bấy nhiêu. Bởi vì người lớn chính là những tấm gương phản chiếu tính cách, thái độ, hành vi lên trực tiếp tâm lý của trẻ.

Những đứa trẻ mà thường xuyên đối diện với sự nóng giận của bố mẹ thì trẻ sẽ càng có xu hướng giận dữ, khóc lóc, cãi lại bố mẹ và thậm chí những ám ảnh tâm lý sẽ khiến chúng sau này lớn lên cũng có xu hướng la mắng con cái như cách mình phải chịu đựng ngày xưa.

Rạn nứt tình cảm giữa bố mẹ và con cái

Rạn nứt tình cảm giữa bố mẹ và con cáiRạn nứt tình cảm giữa bố mẹ và con cái

Dĩ nhiên khi la mắng con cái mối quan hệ giữa bố mẹ và con trẻ sẽ ngày càng rạn nứt, bởi vì không thể tìm thấy sự đồng cảm với nhau, không tìm thấy sự thấu hiểu gì về nhau ngoài những lời la mắng.

Khi đó trẻ sẽ chẳng thiết tha chia sẻ điều gì cho bố mẹ của mình nữa, ngày qua ngày tình cảm gia đình sẽ có một vết nứt thật lớn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của trẻ

Ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của trẻẢnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của trẻ

Khi trẻ căng thẳng, cảm thấy lo lắng và áp lực thì sức đề kháng trong cơ thể sẽ bị suy giảm, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh mạch máu,… hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cả tính mạng.

5 bước để khuyên bảo con khi con không nghe lời

Bước 1 Hiểu được nguy hiểm của việc la mắng với con

Bước 1: Hiểu được nguy hiểm của việc la mắng với conBước 1: Hiểu được nguy hiểm của việc la mắng với con

Trẻ nhỏ phát triển tư duy theo từng giai đoạn, tính cách cũng khác biệt theo những giai đoạn đó, cho nên phương pháp giáo dục con cái đúng đắn mà bố mẹ nên áp dụng là giúp con nhận ra đúng sai từ đó sửa chữa thay đổi.

Khi bố mẹ mất bình tĩnh trước mặt con chỉ để lại hình ảnh xấu, làm tổn thương tinh thần cho bé, bản thân bố mẹ là tấm gương cho con cái, cho nên mỗi hành động con cái đều học theo bậc cha mẹ, nếu không kiểm soát hành vi, trẻ sẽ học thói xấu từ đấy.

Bố mẹ càng thiếu bình tĩnh thì con cái càng có xu hướng nóng nảy hơn, bé sẽ dùng cách đó để đối xử với mọi người xung quanh, thế nên trước khi làm gì bố mẹ cũng cần suy nghĩ đến hậu quả khó lường về sau.

Ba mẹ cũng nên dành cho con những câu nói hay về con cái để thể hiện tình yêu thương của mình.

Bước 2 Nhận ra sự vô ích của việc la mắng con

Bước 2: Nhận ra sự vô ích của việc la mắng conBước 2: Nhận ra sự vô ích của việc la mắng con

Bạn có nhận thấy rằng quát, la mắng con cái chỉ giúp giải tỏa được sự nóng giận của bản thân mà thật sự chẳng giúp giải quyết được vấn đề gì cả, thậm chí tình hình còn tệ đi.

Khi bạn không kiểm soát được cơn giận thì mọi việc sẽ đi theo trạng thái tiêu cực, đặc biệt là người hứng chịu là những đứa con thân yêu của bạn, liệu chúng có đáng để bị tổn thương như vậy. Sau tất cả, hãy cùng ngồi lại nói chuyện thay vì nặng nhẹ với nhau.

Bước 3 Cư xử với con như một người trưởng thành

Bước 3: Cư xử như một người trưởng thànhBước 3: Cư xử như một người trưởng thành

Trẻ có nhiều giai đoạn phát triển tư duy và nhận thức khác nhau, trẻ chưa nhận biết được đâu là đúng đâu là sai, cho nên có khi ba mẹ thấy việc trẻ làm là bất thường nhưng đối với trẻ, bé lại nghĩ là điều bình thường. Thế nên bậc làm cha làm mẹ lúc này là giải thích cho con, chỉ bảo con.

Có những bé hiền hơn sẽ chọn cách khóc và im lặng nhưng trong lòng bé không hề phục, lúc này bạn cần ở cạnh bên, chờ bé nín khóc,và khi bình tĩnh lại rồi thì bắt đầu giải thích vì sao con không được làm thế. Hãy nói thật nhẹ nhàng, tốt hơn là để con tự kiểm điểm suy nghĩ lại.

Bước 4Không nên nói nhiều trong lúc nóng giận

Bước 4: Không nên nói nhiều trong lúc nóng giậnBước 4: Không nên nói nhiều trong lúc nóng giận

Khi đang nóng giận, con người ta thường nói ra những lời khó nghe, thế nên im lặng trong lúc cãi nhau là các tốt nhất để bố mẹ kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh hơn, đôi khi lời nói mà mình nghĩ bình thường sẽ làm người khác thấy khó chịu.

Trường hợp mẹ đang nóng giận, hãy im lặng, tốt nhất là không nên nói gì cho đến khi cả 2 cùng bình tĩnh lại. Hãy nói với con rằng chúng ta sẽ thảo luận vào lúc khác khi cơn giận dữ đã qua đi. Tránh chì chiết, mỉa mai hoặc dùng những từ ngữ làm tổn thương con cái.

Bước 5 Rời khỏi con trong một khoảng thời gian nhất định

Khi bạn nghĩ bạn không thể kiềm chế bản thân được nữa thì cách tốt nhất là nên tránh đi một thời gian, để cả hai người có không gian riêng , hãy suy nghĩ lại tại sao con làm thế, mình làm vậy là đúng hay sai?

Nếu đối diện với con mà khiến bạn thấy quá ngột ngạt thì nên đi mua sắm, đi dạo, hít thở không khí trong lành,… để bản thân thấy thoải mái hơn.

Hy vọng với những chia sẻ chân thành của Bách hoa XANH, bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn, hãy thay đổi cách giáo dục con để cả nhà cùng nhau vui vẻ nhé.

Mua khẩu trang tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bảo vệ bản thân trong mùa dịch bệnh này nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *