Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh, đến năm 1938 thì ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm. Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. chúng mình xin giới thiệu những bài thơ hay của ông
- Bài thơ: Cỏ Bồng thi
- Bài thơ: Ước nguyện
- Bài thơ: Lời của đá
- Bài thơ: Cây tam cúc
- Bài thơ: Quả vườn ổi
- Bài thơ: Nếu anh còn trẻ
- Bài thơ: Anh đi và em đi
- Bài thơ: Hận Nam Quan
- Bài thơ: Lá diêu bông
- Bài thơ: Bên kia sông Đuống
Bài thơ: Cỏ Bồng thi
Cỏ Bồng thi
Chị đưa Em đến bến nàyCheo leo mỏm đáTrước vựcSau kheThòng lọng tơ gì quấn gótTua khăn buông còn buộc búp hoa lanÙ ù gió thổiEm vọng ai đâu mà hóa đáKhông trói mà không đikhông canh gàkhông thu khôngMắt không mởđừng khépKìa dây muốn dại kín Em rồiLắc đầu hoa tím rụngngó rừng xanh Em hỏi ngọn nguồnBiết rồiThôinghe hoa tím hátNgày mười bảy tuổiChót chơi đố cỏ Bồng ThiCỏ Bồng Thi phải cheo leo mỏm đáÙ ù gió thổiKhông canh gà
Không thu không.
Bài thơ: Cỏ Bồng thi
Bài thơ: Ước nguyện
Ước nguyện
Gửi Mẹ và ChịCõi ÂmBến Lú, bên kia sông GiácH.C.Bốn tám dáng Thơ đi tám nhịpTuần du chưa vợi khối ân tìnhƯớc sao sóng Mẹ bừng Công chúaChớp mắt nghiêng buồn…kiếp ảo sinhƯơc sao soi chị lim dim hátTay gió đànlơiyếm trắng tinhVí chăng Em cứ bơ vơ nhớNắng lượn cồn mâyLá hiện hìnhThì thương cuốc lảhồn Chiêu ThánhMõ giục chuông dồn… lệ chép Kinh…Hà Nội, tháng Vu Lan Giáp Tuất
19/8/1994
Bài thơ: Ước nguyện
Bài thơ: Lời của đá
Lời của đá
Người ơi đừng đập tanTôi có quyền được sốngĐể khắc sâu không gianBằng ngày đêm lạnh nóngĐể ghi chép thời gianBằng mưa tan nắng đọngChỉ một màu rêu xanhBiết vua Trần ngồi đóMột đường vân vòng quanhBiết Ức Trai oan khổBiển cồn anh hẳn nhớTiếng nước nguồn Hải VânNói những lời đá vỡPhận trắng chiều Ngọc HânVẫn những lời của đáVạng vọng ngàn xưa sauGiọt lệ tám vua LýKết ngọc còn kêu đau
Nguồn: Hoàng Cầm – tác phẩm thơ, NXB Hội Nhà văn, 2003
Bài thơ: Lời của đá
Bài thơ: Cây tam cúc
Cây tam cúc
Cỗ bài tam cúc mép cong congRút trộm rơm nhà đi trải ổChị gọi đôi câytrầu cay má đỏkết xe hồng đưa Chị đến quê EmNghé cây bài tìm hơi tóc ấmEm đừng lớn nữa Chị đừng điTướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửaỔ rơm thơm đọng tuổi đương thìĐứa đượcchinh chuyền xủng xoẻngĐứa thuađáo gỡ ngoài thềmEm đi đêm tướng điều sĩ đỏđổi xe hồng đưa Chị đến quê EmNăm sau giặc giãQuan Đốc đồng áo đen nẹp đỏthả tịnh vàng cưới Chịvõng mây trôiEm đứng nhìn theo Em gọi đôi
Nhà thơ Hoàng Cầm và bài thơ Cây tam cúc
Bài thơ: Quả vườn ổi
Quả vườn ổi
Em mười hai tuổi tìm theo ChịQua cầu bà Sấm, bến cô MưaĐi…ngày tháng lụitìm không thấyGiải yếm lòng trai mải phất cờCách nhau ba bước vào vườn ổiChị xoạc cành ngangEm gốc cây- Xin chị một quả chín!- Quả chín..quá tầm tay- Xin chị một quả ương- Quả ươngchim khoét thủngLẽo đẽo Em đi vườn mai sau
Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng.
Bài thơ: Quả vườn ổi
Bài thơ: Nếu anh còn trẻ
Nếu anh còn trẻ
Nếu anh còn trẻ như năm cũQuyết đón em về sống với anhNhững buổi chiều buồn phơ phất lạiAnh đàn em hát níu xuân xanhNhưng thuyền em buộc bờ sông hậnAnh chẳng quay về bến trúc thươngNăm tháng em ca trong ánh nguyệtBao giờ em hết nợ Tầm Dương?Nếu có ngày mai anh trở gótQuay về thăm lại bến thu xaThì đôi mái tóc không xanh nữaMây trắng đêm vàng sẽ thướt tha1941
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hátTình Cầm.
Bài thơ: NẾU ANH CÒN TRẺ (Hoàng Cầm)
Bài thơ: Anh đi và em đi
Anh đi và em đi
Anh đi về phía không emEm đi về phía dài thêm bão bùngAnh đi sắp đến vô cùngEm đi sắp đến cánh hồng đang rơiBảy mươi đứng phía ngoẹn cườiTám mươi đứng khóc nẻo đời chưa khôTrăm năm nhào quyện hư vô
Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn.
Bài thơ: Anh đi và em đi
Bài thơ: Hận Nam Quan
Hận Nam Quan
Một đêm giăng mờ lạnh lẽo. Tiếng tiêu nào trên ngàn xa văng vẳng trong sương. Trên một khu rừng gần Ải Nam Quan, chi chít cây cối, có một bóng đen vạch cây, rẽ lá tìm đường.Gần chỗ ấy, Nguyễn Phi Khanh bị giam trong một cái cũi lớn. Lúc đó đã nửa đêm. Bốn bề tịch mịch. Duy có tiếng tiêu vẫn réo rắt, não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng mõ cầm canh xa xa. Hồi lâu, Phi Khanh hơi cử động và ngồi dậy.Phi KhanhĐây biên giới hai nước thù đẫm máu;Đây Nam Quan… con mắt khép tình thâmLối qua lại của một loài cuồng khấuLà Nam Quan… chua xót bóng nghìn năm.Đây Nam Quan, bốn bề sương lạnh lẽo,Hồn thuở xưa lay động bóng tinh kỳAi đi sứ nơi quê người lẽo đẽoCỏ hoa rừng dâng lệ khóc phân ly?!Đây Nam Quan, những u hồn thấp thoángĐứng đầu non, trông rõi bóng quê hươngĐây Nam Quan, anh hùng xưa lảng vảngTrỏ sang Tàu, vẽ máu trên đường gươm.Đây Nam Quan, nơi tướng quân họ LýĐuổi quân thù để cứu lấy dân sinhLại phóng xá cho giống người tiểu kỷRút binh về, múa tít lưỡi gươm linhĐây Nam Quan, quân Nguyên rời biển máuThoát rừng xương, tơi tả kéo nhau vềSay chiến công, tướng nhà Trần lảo đảoNắng chiều hôm rung động ánh gươm thề.Màu thời gian phất phơ làn khói biếcBóng người xưa lồng lộng tít trời xanhĐến bây giờ Thăng Long nằm đợi chếtĐau lòng ta tiếng gọi dưới trăng thanhNước phá, nhà tan, muôn dân u uất!Biết bao giờ lau sạch máu trên đầu?Mấy cha con như thần vụt tắt,Đường xa xôi, huyết lệ chảy về đâu?(Nguyễn Trãi đi đến, nép vào một bụi cây, lắng nghe)TrãiGóc trời Nam, ánh sao thần vụt tắt,Thành Thăng Long nghi ngút chuyện thương đauPhụ thân ôi! Chiến bào đầy nước mắt,Biết bao giờ lau sạch máu trên đầu?!Phi KhanhAi?TrãiThưa phụ thân, con, đây Nguyễn Trãi!Phi KhanhKìa, đêm khuya sao lại đến tìm cha?TrãiĐêm giá lạnh, quân canh vì trễ nảiCon băng rừng, tìm nẻo đến thăm cha.Phi KhanhĐây là chốn ải địa đầu nước ViệtKhắc trong lòng ghi nhớ hận Nam QuanBao năm trời nằm sương và gối tuyếtCha hằng mong thiên hạ được bình anBên đất khách khi đến giờ nhắm mắtCha sẽ cầu con trả được thù chungNgày mai đây, tấm thân tàn sẽ mấtNhưng linh hồn bay lại với non sôngCon về đi! Cha yên tâm chịu khổ!Con về đi! Đúc thép chống giang sanCha tin chắc đường gươm nơi đất TổSẽ có ngày sáng chói những vinh quangCon về đi!TrãiThưa cha đau đớn lắm,Nỗi chia lìa tê buốt bóng trăng xaNhư thân con có quản gì bụi lấmXin theo hầu thân phụ đến Trung Hoa,Để cùng cha, một mai cùng biết chết,Cùng hai anh chia xẻ nỗi đau buồn.Phi KhanhA! Nguyễn Trãi! Hãy dẹp tình thảm thiếtTrông đằng sau: xương máu ngập giang sơnCha sinh con, nghĩa là gây sức mạnhCha nuôi con, là hy vọng về sauĐến ngày nay, giữa đường cha đứt gánhThì con ôi! Tung kiếm cho quên sầu!Con về đi! Cha vui lòng vĩnh biệtCon về đi! Rửa nhục cho non sôngCon phải nhớ: con là dòng tuấn kiệt,Trong người con cuồn cuộn máu anh hùngTrãiNhưng bên trời, cha cùng anh tắm máuCon lòng nào yên sống giữa quê hươngÔi! Ðại Việt! vào tay loài thảo khấu,Khói nghìn năm thoi thóp trên sa trườngKhắp non sông vừa tàn cơn ác mộngTình yên vui, trăm họ nén đau thươngAi đồng chí trong đám người ham sốngTrên kinh thành lơ lửng một thanh gươm!Kìa nghìn dặm trên đường về thui thủiLưới quân Minh căng đợi khách giang hồMột mãnh hổ chống sao đàn chó sóiThân tan tành bêu máu chợ Kinh ĐôCon xin cha, cho con theo bóng áo,Cùng ôm nhau, cùng chết dưới gươm thùKhông tận trung, thôi đành con tận hiếu,Kiếp này mong khỏi thẹn với nghìn thuPhi KhanhKhông thể được! Định sang Tàu chết nhụcLàm con ma uất hận giữa quê người!Con hèn quá, con làm cha tủi cực,Thôi! Mong gì báo đáp một ngày mai!Giống Đại Việt không bao giờ hèn yếu,Tự nghìn xưa ngẩng mặt lên trời caoÔi! Kiêu hãnh là những trang niên thiếuTự nghìn xưa không nhụt chí anh hào!Gái cùng trai trên non sông gấm vócĐã thêu bằng huyết lệ, bằng gươm đaoNhững trang sử đẹp như vàng với ngọcBóng muôn đời không thẹn với trăng sao!Con là trai mà không bằng nhi nữCha sinh con hổ thẹn với trời xanhMong chết uổng chỉ là người uý tửSống bẽ bàng thêm tủi mặt tài danh.Người trượng phu nên tìm đường mà chếtChết làm sao vang động khắp nghìn phươngChết làm sao cho kẻ thù tiêu diệt!Chết làm sao mà vạn thuở nhớ thương!Kìa cái cchết bậc anh thư ngày trướcMuôn nghìn năm quốc sử ngát trầm hươngCon hãy trả xong thù nhà nợ nước,Muốn theo cha thì chết trên sa trường!Trãi(mơ màng nhìn về phía xa)Ôi! Bóng quê hương ngả nắng chiềuNhững mùa thu cũ gợi thương yêuMái tranh xơ xác, thềm giăng lạnhSân mốc, vườn hoang, gió tịch liêuTre xanh san sát chuyện gươm đaoĐứng rũ tà huy nhuốm máu đàoThép rỉ buồn tênh lời sắt đá,Gươm cùn tựa nguyệt giấc chiêm baoChí khí phai dần trên kỷ niệmNhư đường tơ nhạt nếp thời gianBao giờ dứt lệ quên đau khổTung kiếm nghìn thu quét bạo tàn.Phi KhanhCon yêu quý! Chớ xuôi lòng mềm yếuGác tình riêng, vỗ cánh trở về Nam!Con về đi! Tận trung là tận hiếuĐem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tangNếu trời muốn cho nước ta tiêu diệtThì lưới thù sẽ úp xuống đầu xanhKhông bao giờ! Không bao giờ con chếtVề ngay đi rồi chí toại công thành!Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạmThì nghiến răng vung kiếm quét quân thùTrãi con ơi! Tương lai đầy ánh sángCha đứng đây trông suốt được nghìn thu.Trãi(quỳ lạy)Cha nói đến tương lai đầy ánh sángKhiến lòng con bừng tỉnh một cơn mêQuỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạmRời Nam Quan, theo gió, con bay về.Phi KhanhÔi! Sung sướng, trời sao chưa nỡ tắtVề ngay đi! Ghi nhớ hận Nam QuanBên Kim Lăng, cho đến ngày nhắm mắtCha nguyện cầu con lấy lại giang san.TrãiHận Nam Quan, biết bao giờ phai nhạt,Biết bao giờ cạn lệ khóc cha giàLúc vĩnh biệt thật trăm nghìn chua xót!Phi KhanhKìa con trông: nắng hé chân trời xa.TrãiChân trời xa!Phi KhanhVề ngay đi Nguyễn TrãiNâng gươm thề, đem quốc sử mà soi.TrãiĐã đến giờ con lìa xa quan ải,Kể từ nay Nam Bắc cách đôi nơi.Phi KhanhĐêm sắp cạn, về ngay đi Nguyễn Trãi,Nhớ Nam Quan là vết máu trên đầu.TrãiĐêm Nam Quan là con dao hai lưỡi,Trích lòng con thành một vết thương sâuTrông phía Bắc thì xót thương dòng máuNgó về Nam thì tan tác gia hươngCàng thảm khốc, càng bền gan chiến đấuBụi hồng bay, quay tít một thanh gươmGiống nòi ấy, nghe lời oanh liệt cũSẽ vùng lên như trận gió điên cuồng!Hỡi quân Minh! Sao không nhìn lịch sửMà vội vàng ngạo nghễ xuống Nam phương?Hãy chờ đấy mà nếm mùi thất bại,Tàn ác đi rồi trả nợ về sau!Hãy chờ đấy, trông sao thần sáng chói,Trong trần ai, ai dễ biết ai đâu!Một ngày mai con tung gươm cất cánhTrời quê hương rực lửa những đêm thiêngCha phù hộ cho con tròn sứ mệnhBại hay thành là theo lệnh Hoàng ThiênMột ngày mai, khi Trãi này khởi nghĩa,Kéo cờ lên, phấp phới linh hồn chaGạt nước mắt, con nguyện cầu cùng thiên địa,Một ngày mai, con lấy lại sơn hà.Phi KhanhMáu anh hùng! Trôi đi mà rửa nhục,Kìa con trông: nắng nhuộm chân trời xa.TrãiCon xin về, mài gươm chờ báo phục.Phi KhanhCha mỉm cười nhắm mắt bên Trung Hoa.TrãiTình phụ tử chia lìa, ai nín khócBóng đêm tàn cay đắng tấm lòng con!Trời thẳm xa, đoạt mất quyền hoạ phúc.Phi KhanhKìa con trông: nắng xoã trên đầu nonTrãiTrên ngọn núi, nắng phơi màu hy vọngCon biết rồi, bóng dáng của nghìn xưaCon hiểu rồi, linh hồn cha cao rộngSẽ bay về theo lớp gió mây đưaTiếng chim ca vang lừng, sao mãnh liệt!Gió bình minh phơi phới tuổi thanh xuân(lùi dần vào các khóm cây)Kính chúc cha lên đường sang cõi chết,Vui từ nay cho đến lúc ly trần.(Tiếng tiêu vẫn mơ màng, gió sớm nổi lên, Phi Khanh quắc mắt nhìn theo con)
Kịch thơ Hận Nam Quan
Bài thơ: Lá diêu bông
Lá diêu bông
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võngChị thẩn thơ đi tìmĐồng chiềuCuống rạChị bảoĐứa nào tìm được lá diêu bôngTừ nay ta gọi là chồngHai ngày em tìm thấy láChị chau màyĐâu phải lá diêu bôngMùa đông sau em tìm thấy LáChị lắc đầutrông nắng vãn bên sôngNgày cưới chịEm tìm thấy láChị cười xe chỉ ấm trôn kimChị ba conEm tìm thấy láXoè tay phủ mặt chị không nhìnTừ thuở ấyEm cầm chiếc láđi đầu non cuối bểGió quê vi vút gọiDiêu bông hời……ới diêu bông…!
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành bài hátChuyện tình lá diêu bông.
Chuyện tình lá diêu bông - Nhạc Nguyễn Tiến -Thơ Hoàng Cầm
Bài thơ: Bên kia sông Đuống
Bên kia sông Đuống
Em ơi! Buồn làm chiAnh đưa em về sông ĐuốngNgày xưa cát trắng phẳng lìSông Đuống trôi điMột dòng lấp lánhNằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳXanh xanh bãi mía bờ dâuNgô khoai biêng biếcĐứng bên này sông sao nhớ tiếcSao xót xa như rụng bàn tayBên kia sông ĐuốngQuê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệpQuê hương ta từ ngày khủng khiếpGiặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tànRuộng ta khôNhà ta cháyChó ngộ một đànLưỡi dài lê sắc máuKiệt cùng ngõ thẳm bờ hoangMẹ con đàn lợn âm dươngChia lìa trăm ngảĐám cưới chuột đang tưng bừng rộn rãBây giờ tan tác về đâu?Ai về bên kia sông ĐuốngCho ta gửi tấm the đenMấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yênNhững hội hè đình đámTrên núi Thiên ThaiTrong chùa Bút ThápGiữa huyện Lang TàiGửi về may áo cho aiChuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?Những nàng môi cắn chỉ quết trầuNhững cụ già phơ phơ tóc trắngNhững em sột soạt quần nâuBây giờ đi đâu, về đâu?Ai về bên kia sông ĐuốngCó nhớ từng khuôn mặt búp senNhững cô hàng xén răng đenCười như mùa thu toả nắngChợ Hồ, chợ Sủi người đua chenBãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lốiNhững nàng dệt sợiĐi bán lụa mầuNhững người thợ nhuộmĐồng Tỉnh, Huê CầuBây giờ đi đâu, về đâu?Bên kia sông ĐuốngMẹ già nua còm cõi gánh hàng rongDăm miếng cau khôMấy lọ phẩm hồngVài thếp giấy đầm hoen sương sớmChợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợnKhua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teoXì xồ cướp bócTan phiên chợ nghèoLá đa lác đác trước lềuVài ba vết máu loang chiều mùa đôngChưa bán được một đồngMẹ già lại quẩy gánh hàng rongBước cao thấp trên bờ tre hun hútCó con cò trắng bay vùn vụtLướt ngang dòng sông Đuống về đâu?Mẹ ta lòng đói dạ sầuĐường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơBên kia sông ĐuốngTa có đàn con thơNgày tranh nhau một bát cháo ngôĐêm líu ríu chui gầm giường tránh đạnLấy mẹt quây trònTưởng làm tổ ấmTrong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấmÚ ớ cơn mêThon thót giật mìnhBóng giặc dày vò những nét môi xinhĐã có đất này chép tộiChúng ta không biết nguôi hờnĐêm buông xuống dòng sông ĐuốngCon là ai? – Con ở đâu về?Hé một cánh liếp- Con vào đây bốn phía tường cheLửa đèn leo lét soi tình mẹKhuôn mặt bừng lên như dựng giăngNgậm ngùi tóc trắng đang thầm kểNhững chuyện muôn đời khôn nói năngÐêm buông sâu xuống dòng sông ÐuốngTa mài lưỡi cuốcTa uốn lưỡi liềmTa vót gậy nhọnTa rũa mác dàiTa xây thành kháng chiến ngày maiLao xao hàng cây bụi chuốiIm lìm miếu đổ chùa hoangChập chờn đom đóm bay ngangBáo tin khủng khiếpCho giặc kinh hoàngTừng từng tiếng súng vang vangTrong đêm khuya thoảng cung đàn tự doThuyền ai thấp thoáng bến HồXoá cho ta hết những giờ thảm thươngĐêm đi sâu quá lòng sông ĐuốngBộ đội bên sông đã trở vềCon bắt đầu xuất kíchTrại giặc bắt đầu run trong sươngDao loé giữa chợGậy lùa cuối thônLúa chín vàng hoe giặc mất hồnĂn không ngonNgủ không yênĐứng không vữngChúng mày phát điênQuay cuồng như xéo lên đống lửaMà cánh đồng ta càng chan chứaBao nhiêu nắng đẹp mùa xuânGió đưa tiếng hát về gầnThợ cấy đánh giặc, dân quân cày bừaTiếng bà ru cháu xế trưaChang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu“À ơi… cha con chết trận từ lâuCon càng khôn lớn càng sâu mối thù”Tiếng em cắt cỏ trại tùCăm căm gió rét mịt mù mưa bay“Thân ta hoen ố vì màyHờn ta cùng với đất này dài lâu…”Em ơi, đừng hát nữa lòng anh đauMẹ ơi, đừng khóc nữa dạ con sầuCánh đồng im phăng phắcĐể con đi giết giặcLấy máu nó rửa thù nàyLấy súng nó cầm trong tayMỗi đêm một lần mở hộiTrong lòng con chim múa hoa cườiVì nắng sắp lên rồiChân trời đã tỏSông Đuống cuồn cuộn trôiĐể nó cuốn phăng ra bểBao nhiêu đồn giặc tơi bờiBao nhiêu nước mắtBao nhiêu mồ hôiBao nhiêu bóng tốiBao nhiêu nỗi đờiBao giờ về bên kia sông ĐuốngAnh lại tìm emEm mặc yếm thắmEm thắt lụa hồngEm đi trẩy hội non sôngCười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.Việt Bắc, tháng 4-1948Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.Nguồn: Bên kia sông Đuống, NXB Văn hoá, 1983
Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm
“Những khao khát của Hoàng Cầm là khao khát nghiêm cẩn. Cũng chính những khát vọng ấy đã giúp ông vượt qua bao trắc trở thị phi bi kịch không đáng có trên con đường văn học. Và giờ đây, khát vọng vẫn nâng đỡ cho ông chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, với gánh nặng tuổi tác, giành lại những phút giây sáng tạo cuối cùng. Hôm qua, ông lại vừa đọc cho tôi nghe mấy bài thơ mới, và vẫn còn tiếp tục sửa chữa. Nhìn ông tóc bạc, da trắng, môi son và cặp mắt ánh lên những tia sáng đắm đuối, tôi như thấy cả thời tuổi trẻ của ông vẫn còn song hành cùng ông trên con đường văn chương đầy mê đắm.” – Nguyễn Trọng Tạo
Đăng bởi: Nhiên Mục
Từ khoá: 10 Bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Cầm