Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai ở tuần thứ 27?

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai ở tuần thứ 27?

Những lưu ý khi mang thai ở tuần thứ 27 mà các mẹ nên biết là gì? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé.

Mang thai là một trong những niềm vui lớn đối với các bậc làm cha mẹ. Để đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi, có những điều cần phải lưu ý trong quá trình mang thai. Vậy, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu những lưu ý khi mang thai tuần thứ 27 là gì nhé.

Mẹ bầu tuần 27 thay đổi như thế nào?

Bước vào tuần thứ 27, cơ thể người mẹ có những thay đổi rõ rệt. Mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ, dễ bị ợ nóng và thường xuyên đi tiểu đêm do tử cung chèn ép vào bàng quang đẩy bộ phận này lên phía trên khiến bộ phận này bị kích thích.

Để có thêm những kiến thức trong quá trình chăm sóc thai cũng như được rèn luyện một số kỹ năng hữu ích, mẹ bầu nên đăng ký các lớp học tại các cơ sở y tếvề những chủ đề như chuyển dạ, những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, cách cho con bú,… để có được sự tự tin đặc biệt là khi mang thai lần đầu tiên.

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai ở tuần thứ 27?Mẹ bầu tuần 27 thay đổi như thế nào?

Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 27, thai nhi đã trông giống như khi được sinh nhưng gầy hơn và nhỏ hơn. Phổi và hệ thống miễn dịch vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện. Nếu được sinh ra vào thời điểm này, bé vẫn đủ khả năng sống sót và tỷ lệ khá cao.

Khả năng nghe của bé cũng đang tiếp tục được phát triển. Bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ và bố, tuy nhiên những âm thanh này vẫn chưa rõ ràng. Ở thời điểm này, thai cũng bắt đầu đạp nhiều hơn, xoay liên tục và thỉnh thoảng bạn sẽ cảm nhận được những cú đạp của trẻ.

Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 27

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nguy cơ sinh non ở giai đoạn này khá thấp. Thế nhưng bạn cũng cần phải lưu ý. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bạn đang gặp phải, đó có thể là:

  • Những cơn đau bụng dưới thường xuyên như trong kỳ kinh nguyệt, có kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu.
  • Co thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút mà không bớt khi mẹ thay đổi vị trí.
  • Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới.
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc lẫn với máu.
  • Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực trên xương chậu, đùi hoặc háng.
  • Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm

Một vài xét nghiệm, tiêm chủng cần làm trong giai đoạn tuần thứ 27 như:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị
  • Giãn tĩnh mạch ở chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Vắc xin chống bệnh bạch hầu.

Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làmNhững xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm

Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Chế độ ăn ở tuần thứ 27 nhìn chung cũng giống như những giai đoạn trước, mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng với các nhóm chất cần thiết như: Protein, axit folic, sắt, canxi, vitamin D, axit béo tốt,…

Các loại thực phẩm khuyên dùng như: Rau củ, trái cây, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa,… và tránh những đồ cay, nóng, thực phẩm nhiều đường hoặc không đảm bảo vệ sinh, các chất kích thích,…

Việc quan hệ tình dục ở thời điểm này vẫn có thể được thực hiện nếu như sức khỏe của thai vẫn bình thường. Lưu ý, khi quan hệ cần chú ý tư thế, nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhiLưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Vừa rồi, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã nói rõ nhưng lưu ý khi mang thai tuần 27 cho các mẹ bầu. Hy vọng bạn đã có thêm được thật nhiều kiến thức bổ ích qua bài viết.

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe hellobacsi

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *