Thói quen sử dụng các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến. Nếu bạn là người thích tiêu dùng xanh thì không thể bỏ qua các mẹo tái sử dụng ly nhựa, ly giấy cực hữu ích này.
Ly giấy, ly nhựa được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi từ các quán ăn nhanh cho đến tiệm trà sữa hay quán cà phê do sự tiện lợi, sử dụng dễ dàng và giá thành hợp lý. Tuy nhiên không phải ai cũng biết phương pháp tái sử dụng ly nhựa, ly giấy thành công để bảo vệ môi trường.
Vậy nên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chỉ cho bạn một số mẹo nhỏ xài được với những đồ tưởng chừng như vứt đi này.
Vì sao phải tái sử dụng ly nhựa, ly giấy?
Gần đây, vấn đề rác thải nhựa gây nhức nhối trên toàn thế giới và nhiều tổ chức, cá nhân đã đứng lên kêu gọi để giảm thiểu chất thải và khích lệ mọi người cùng chung tay tái chế các sản phẩm này.
Rác thải nhựa phân hủy lâu lên đến hàng trăm, hàng nghìn năm gây ảnh hưởng môi trường, sức khỏe con người và động vật. Từ đây, bạn chắc hẳn sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng việc tái chế trong việc giúp giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải nhà kính.
Song song với đó, sử dụng ly giấy trở thành lựa chọn tốt hơn ly nhựa nhằm hạn chế rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong năm 2007, hơn 1 triệu tấn cốc và đĩa giấy được sản xuất và bị ném vào trong thùng rác sau một lần dùng. Trong khi diện tích rừng vẫn đang tiếp tục thu hẹp dần thì bãi rác ngày càng nhiều hơn. Đã đến lúc nghĩ đến những giải pháp giúp tái sử dụng lượng lớn ly nhựa, ly giấy này.
Những mẹo tái sử dụng ly nhựa, ly giấy cực hữu ích
Chỉ với vài bước đơn giản bạn có thể sáng tạo thêm từ các loại ly giấy, ly nhựa tưởng chừng như không dùng đến nữa này thành những vật dụng hữu ích trong nhà.
Làm chậu cây
Những chiếc ly giấy nhỏ xinh có thể dùng làm chậu cây để thêm chút màu xanh dịu nhẹ trong vườn hoặc ban công nhà bạn. Cách này vừa giúp bạn trồng cây, vừa tiết kiệm một khoảng nho nhỏ cho việc mua chậu sẵn ở ngoài.
Nếu khéo léo hơn thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra một vườn treo từ ly nhựa, ly giấy phù hợp với loại cây leo hoặc cây nhỏ thân mềm. Bạn chỉ cần lấy một số ly đã bỏ, nước sơn hoặc bút lông rồi vẽ trang trí để tạo điểm nhấn cho chậu là được.
Làm ống đựng bút
Bạn có thể biến góc học tập nhàm chán trở nên bắt mắt hơn bằng cách tái sử dụng ly nhựa, ly giấy để làm các ống đựng bút nhỏ gọn lại xinh xinh. Hơn nữa bạn còn có thể tùy ý trang trí thêm theo sở thích.
Chỉ cần dùng một chiếc ly rồi ít giấy màu, cắt tạo hình nhân vật theo ý thích và dán lên ly để cho ra những chiếc hộp bút tái chế trong một nốt nhạc.
Làm đèn dây trang trí
Nếu đầu tư thêm một bộ đèn dây rồi khoét lỗ trên ly sau đó luồn dây điện vào là đã có thể tạo ra bộ đèn trang trí lung linh, tuyệt đẹp dùng trang trí thêm cho góc học tập của bạn. Một ý tưởng nhỏ này bạn đã có thể tái sử dụng được kha khá ly giấy, ly nhựa dễ dàng.
Làm đồ chơi cho trẻ
Trẻ con sẽ cực mê những chiếc ly giấy hoặc ly nhựa nhỏ xinh được tạo hình thành các con vật ngộ nghĩnh, dễ thương. Bạn có thể dùng những vật dụng có sẵn như bút lông, giấy màu rồi tỉ mỉ vẽ thêm các chi tiết kết hợpvới vài ý tưởng sáng tạo là đã có một món đồ chơi “dỗ trẻ” dễ thương, đơn giản.
Làm vòng treo cửa
Nghe thật thú vị phải không nào? Với sản phẩm tái chế này, bạn chỉ cần xếp các ly giấy hoặc ly nhựa chồng lên nhau rồi tạo hình sao cho giống vòng hoa. Sau đó thêm một đoạn dây ruy băng ngắn để cố định rồi treo lên cửa là đã hoàn thành xong một vật trang trí đáng yêu từ ly giấy, ly nhựa.
Một số lưu ý nhỏ khi tái sử dụng ly giấy, ly nhựa
Để có thể thành công tạo thành các món đồ trang trí từ ly giấy, ly nhựa thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:
– Phác thảo ý tưởng trên giấy trước khi thực hiện trên ly.
– Chọn muavật liệu handmade thích hợp với tác phẩm của bạn, hoặc tận dụng những đồ dùng cũ xung quanh, biến hóa chúng thành những thứ phụ liệu phù hợp.
– Không nên mạnh tay quá vì các loại ly này rất dễ bị biến dạng.
– Không dùng nhiệt quá cao vì màu sắc bên ngoài ly có thể thay đổi.
Hãy thử áp dụng các mẹo tái sử dụng ly nhựa, ly giấy dễ làm trên đây để góp phần hạn chế nguồn rác thải đến từ ly giấy, ly nhựa nhé.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH