Axit folic, không chỉ phụ nữ mang thai mà ai ai cũng cần

Axit folic, không chỉ phụ nữ mang thai mà ai ai cũng cần

Bạn nghe nhiều về axit folic, nhưng thường thấy sự đề cập vai trò của nó với phụ nữ mang thai? Thực tế, đây là 1 dưỡng chất quan trọng với cơ thể tất cả mọi người. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu…

Axit folic với phụ nữ mang thai

Axit folic, không chỉ phụ nữ mang thai mà ai ai cũng cần

Nó rất quan trọng vì giúp hạn chế được tới 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh ở thai nhi và ngăn ngừa các dị tật khác như sứt môi, chẻ vòm, các dị tật khác ở tim và chân tay.

Axit folic còn cần thiết cho quá trình tạo máu, giúp phát triển nhau thai và thai qua việc tham gia vào quá trình sao mã DNA để phân chia tế bào.

Nói tóm lại, thiếu axit folic, nguy cơ cao thai nhi sẽ phát triển kém hoàn thiện.

Phụ nữ cần bổ sung axit folic trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng và duy trì trong thai kỳ để đảm bảo đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển hoàn thiện.

Tất cả các phụ nữ có khả năng mang thai đều nên uống các loại đa sinh tố (multivitamin) có chứa ít nhất là 400 microgram (hay 0,4mg) axit folic mỗi ngày và ăn chế độ ăn có nhiều folate.

Các phụ nữ có nguy cơ cao như tiền sử gia đình có thai nhi dị tật ống thần kinh thì lượng axit folic cần bổ sung hàng ngày gấp 10 lần bình thường, tương đương với 4 mg/ngày.

Các thức ăn có nhiều folate bao gồm các loại đậu, trái cây (đặc biệt là cam, chuối, dâu), các loại rau lá xanh, ngũ cốc, và các loại củ.

Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic với cơ thể người bình thường

Không chỉ cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi, mà với ngay một cơ thể trưởng thành, axit folic cũng rất quan trọng. Nó có vai trò đặc biệt với quá trình tạo máu và hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Thiếu axit folic cũng dễ dẫn đến những nguy cơ bệnh tật:

Các vấn đề về nhận thức

Thiếu axit folic ảnh hưởng tới nhận thức

Thiếu axit folic dễ gây ra trầm cảm, khó tập trung, hay quên và dễ bực bội. Nếu không được điều trị bổ sung, cơ thể thiếu hụt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ hoặc Alzheimer.

Đau nhức

Đau nhức do thiếu axit folic

Khi cơ thể thiếu máu do thiếu axit folic, não không nhận đủ oxy sẽ khiến các động mạch trong não sưng lên dẫn đến đau đầu, kèm theo các biểu hiện đau nhức như ở ngực và chân.

Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Khi thiếu axit folic, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Khi thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu hồng cầu (là loại protein có trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể), khiến cơ thể mệt mỏi, tê buốt, da dẻ nhợt nhạt thiếu sức sống.

Cũng chính vì thiếu oxy do thiếu tế bào hồng cầu, người thiếu axit folic sẽ dễ chóng mặt, khó thở, nhịp tim tăng đột ngột dẫn đến ngất xỉu.

Chán ăn, tiêu hóa kém

Chán ăn, tiêu hóa kém là biểu hiện của thiếu axit folic

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy sau bữa ăn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể đang thiếu axit folic. Nặng hơn, tình trạng chán ăn, bỏ ăn khiến cơ thể tụt cân không phanh và dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

Loét miệng

Loét miệng cũng là 1 dấu hiệu cơ thể thiếu axit folic

Phần lưỡi bị tấy đỏ, sưng, những vết loét xuất hiện bên trong miệng nhiều dần lên khiến bạn đau buốt khi ăn, mất cảm giác vị giác… Đó là những dấu hiệu báo động cơ thể thiếu hụt axit folic nghiêm trọng.

Theo Viện Y học ở Mỹ, người lớn nên tiêu thụ 400 microgram (0.4 mg) axit folic mỗi ngày và nguồn bổ sung hoàn hảo nhất vẫn là thông qua thực phẩm tự nhiên.

Đừng để cơ thể thiếu hụt mới vội vàng bổ sung! Hiểu được tầm quan trọng của axit folic, chất dinh dưỡng tưởng lạ mà rất quen này, đừng bỏ quên nó trong chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây và rau xanh lá nhé!

Xem thêm: Bà bầu nên bổ sung chất dinh dưỡng gì để thai nhi khoẻ mạnh?

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *