Cúm B là loại cúm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không điều trị đúng cách.
Cúm B rất dễ lây lan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Những bé có sức đề kháng yếu rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa. Cùng tìm hiểu về loại cúm này và cách ngăn ngừa.
Cúm B là gì?
Cúm B là 1 trong 3 chủng của cúm, bao gồm cúm A, B và C. Đây là bệnh cúm dễ lây lan và ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thời gian ủ bệnh của cúm B trong khoảng từ 1 đến 3 ngày với những biểu hiện không rõ ràng và trong khoảng từ 3 đến 5 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau họng, sổ mũi,…
Triệu chứng khi nhiễm cúm B
Cúm B có những triệu chứng tương tự cúm thông thường như mệt mỏi, ho khan, nghẹt mũi, đau họng, nhức mỏi cơ thể, sốt, chán ăn, tiêu chảy,…
Cúm B được xem là cúm trung bình trong 3 chủng cúm, nhẹ hơn cúm A và mạnh hơn cúm C, chỉ xuất hiện ở người và xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên nó vẫn gây ra những biến chứng nguy hiểm nên không thể chủ quan.
Cúm B nguy hiểm không?
Cúm B nguy hiểm hơn ở người già và trẻ em vì họ có hệ miễn dịch kém. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng tai hoặc xoang, viêm phổi, viêm phế quản. Cúm B còn làm các bệnh cơ thể đã mắc phải trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bị cúm B nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì sức khỏe sẽ mau chóng hồi phục và không để lại biến chứng nguy hiểm. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời:
- Không thể đi tiểu
- Sốt hoặc ho kéo dài
- Đau cơ nghiêm trọng
- Các bệnh mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn
- Khó thở
- Tức ngực
- Chóng mặt
- Co giật
Nên làm gì khi bị cúm B?
Đầu tiên, điều quan trọng nhất là bạn phải đưa người bị cúm đến bệnh viện để kiểm tra. Sau đó, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, khi trẻ mắc bệnh nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà, phụ huynh nên chú ý các điều sau:
- Nghỉ ngơi và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh.
- Uống nhiều nước và bổ sung thêm chất điện giải để cơ thể không bị mất nước và mệt mỏi.
- Dùng các thuốc được kê đơn để làm giảm triệu chứng nhưng không được lạm dụng thuốc.
- Bổ sung dưỡng chất và vitamin cho trẻ, đặc biệt là vitamin C, vitamin D, và kẽm để làm giảm viêm, tăng cường đề kháng, giúp trẻ mau phục hồi.
Làm thế nào để ngăn ngừa cúm B?
Cúm B có thể lây lan khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc tiếp xúc với các bề mặt, đồ vật bị nhiễm virus. Một số cách để phòng tránh cúm B như sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay để loại bỏ virus.
- Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng, phụ huynh cần quan sát trẻ vì trẻ hay có thói quen chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập luyện thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh và nếu có tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang.
- Tiêm phòng cúm B cho trẻ để giảm tỷ lệ mắc bệnh và nếu có mắc bệnh thì sẽ không trở nặng hay có biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn về cúm B và cách ngăn ngừa cho trẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Nguồn: Phụ nữ Việt Nam
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn