Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt? Cách ăn gạo lứt đúng cách

Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt? Cách ăn gạo lứt đúng cách

Gạo lứt tốt cho sức khoẻ được nhiều người tin dùng. Vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt không? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé!

Gạo lứt là loại gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khoẻ được bác sĩ cũng như nhiều người khuyến khích sử dụng. Vậy với những bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt không? Và ăn gạo lứt như thế nào cho đúng cách, hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt?

Thay vì loại bỏ cám và mầm gạo như gạo trắng, gạo lứt là loại gạo được giữ lại hoàn toàn các chất dinh dưỡng nguyên thuỷ có trong gạo, chính vì thế mà hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao gấp đôi và magie cao gấp ba lần gạo trắng giúp ổn định lại đường huyết.

Dựa vào chỉ số đường huyết (GI) thực phẩm, gạo lứt có chỉ số GI là 68, đây là mức trung bình cho thấy khi ăn gạo lứt thì lượng đường trong gạo sẽ hấp thụ từ từ vào cơ thể và đào thải tốt hơn, tránh cho đường trong máu tăng cao sau khi ăn.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt? Cách ăn gạo lứt đúng cáchGạo lứt chứa chất xơ và magie dồi dào tốt cho sức khoẻ

Chính vì giữ nguyên các chất dinh dưỡng ban đầu trong gạo lứt, mà gạo lứt chứa một lượng chất xơ dồi dào giúp cơ thể no lâu, tốt cho hệ tiêu hoá để người mắc bệnh tiểu đường không bị cảm giác thèm ăn, giúp ổn định cân nặng và không gây ra các biến chứng từ bệnh tiểu đường.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải trong gạo lứt còn chứa các hợp chất flavonoid có khả năng chống oxy hoá mạnh giúp chống viêm, ngăn chặn các nguy hơn về tim mạch, trí não,…

Người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt để giúp kiểm soát lượng đường trong máuNgười bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt để giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Bên cạnh việc tốt cho những người tiểu đường, thì các phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, khi ăn gạo lứt cũng giúp ổn định lại lượng đường trong máu nhờ vào hàm lượng magie góp phần sản sinh ra insulin.

Tóm lại, qua những công dụng của gạo lứt, thì người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt thay cho gạo trắng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Nên ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi ngày?

Tuy tốt cho sức khoẻ, nhưng gạo lứt vẫn chứa một lượng carbs lớn, chính vì thế việc chia khẩu phần gạo lứt mỗi ngày là rất quan trọng với người bệnh tiểu đường.

Ví dụ, nếu mục tiêu của người bệnh là 30gr carbs cho một bữa ăn, thì khi nấu chỉ cần nấu 1/2 chén gạo, tương đương 100gr gạo lứt, để đảm bảo lượng carbs còn lại được cung cấp từ thực phẩm khác như thịt và rau.

Ăn gạo lứt rất tốt, tuy nhiên người bệnh tiểu đường nên kết hợp gạo lứt với các thực phẩm tốt cho sức khoẻ cũng như cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, chất khoáng, protein, chất béo, chất xơ và rau củ quả ít carbs.

Nên ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi ngày?Nên ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi ngày?

Cách chế biến gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường

Nấu cơm gạo lứt

Đầu tiên, bạn vo sơ gạo lứt, tránh vo quá lâu mất lớp vỏ cám bên ngoài. Tiếp theo, bạn ngâm gạo lứt trong nước ấm trong 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn.

Sau khi ngâm gạo, bạn cho nước vào nồi cơm với tỉ lệ nước – gạo là 2:1. Lượng nước cho vào để nấu dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm, vì gạo đã ngấm nước và nở ra.

Kế đến, bạn đậy nắp nồi cơm điện lại và bật nút nấu cơm. Khi gạo chín, bạn ủ cơm trong nồi thêm 10-15 phút nữa cho cơm mềm và nở đều hơn là được.

Tham khảo: Cách nấu gạo lứt ngon đúng chuẩn bằng nồi cơm điện

Nấu cơm gạo lứtNấu cơm gạo lứt

Nấu nước gạo lứt

Bạn cho khoảng 200g gạo lứt vào chảo để rang cho thơm, sau đó cho gạo vào nước sạch ngâm khoảng 8 tiếng thì vớt ra để ráo.

Tiếp theo, bạn cho 2 lít nước lọc vào nồi, rồi cho gạo đã ngâm vào nấu chung. Sau khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu cho đến khi nước giảm còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.

Bạn có thể vớt gạo lứt ra và dùng nước để uống dần.

Thao khảo: Giải độc gan bằng nước gạo lứt rang

Nấu nước gạo lứtNấu nước gạo lứt

Những lưu ý khi ăn gạo lứt

Không nên nấu gạo lứt quá chín và quá nhiều nước, bởi vì theo PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: “Nên nấu gạo lứt ở lượng nước vừa phải để tránh làm tăng chỉ số GI của gạo. Nấu gạo lứt ở mức vừa chín tới, không nấu gạo lứt quá chín sẽ giúp cơm giữ được lượng vitamin và các dưỡng chất tối ưu khác trong gạo.”

Chính vì thế, khi nấu gạo lứt quá chín và quá nhão sẽ khiến các dinh dưỡng trong gạo bị mất đi 1 phần.

Những lưu ý khi ăn gạo lứtNhững lưu ý khi ăn gạo lứt

Để cân bằng dinh dưỡng, ngoài việc ăn gạo lứt, người bệnh tiểu đường cần nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ từ các thực phẩm khác như thịt, rau củ quả lành mạnh.

Khi ăn cơm gạo lứt cần nhai kỹ, nhai chậm để hệ tiêu hoá hoạt động kĩ càng cũng như tạo cảm giác no lâu.

Sau khi ăn, cần phải kiểm tra lại đường huyết trong máu vì khi ăn xong, đường huyết sẽ tăng lên, qua đó rút ra cho mình một chế độ ăn uống hợp lí.

Trên đây là những thông tin về người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt? Cách ăn gạo lứt đúng cách mà Bách hoá XANH gửi đến bạn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn nhé!

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *