Khi sử dụng máy pha cà phê bạn không thể tránh khỏi những vấn đề về hoạt động của máy ảnh hưởng đến tình trạng của quán, hương vị cà phê không ngon. Hãy để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ đến bạn 10 lỗi thường gặp của máy pha cà phê và cách khắc phục qua bài viết sau nhé!
1Cà phê chảy quá nhanh
Nguyên nhân:
- Nén cà phê quá lỏng.
- Bạn cho quá ít cà phê vào máy.
- Chất lượng máy pha kém.
Cách khắc phục:
- Nén lực vừa đủ.
- Cho nhiều cà phê.
- Thay mới một chiếc máy pha cà phê chất lượng tốt hơn.
2Cà phê chảy nhỏ giọt, chảy chậm
Nguyên nhân:
- Cà phê mịn.
- Không có nước cấp cho máy pha cà phê.
- Nén cà phê quá mạnh hoặc lấy lượng cà phê nhiều hơn bình thường.
- Không khí bị ẩm làm cho bột cà phê bết lại và cà phê chảy ra chậm.
- Van điện từ tại vị trí họng bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh máy xay để bột thô hơn.
- Kiểm tra bình nước hoặc van khóa nguồn nước.
- Nhờ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ.
3Họng pha cà phê ra ít hoặc không ra nước
Nguyên nhân:
- Cà phê chứa nhiều tinh dầu nhờn vì thế chúng sẽ phủ kín hết bề mặt lưới chia nước và bịt kín lỗ thoát nước.
- Ảnh hưởng của nước pha cà phê, nếu nước không được lọc kỹ sẽ có rêu cùng tạp chất bị hút vào trong van chia nước tại họng pha.
- Sử dụng lâu ngày nhưng không lọc Canxi thì sẽ bị tích tụ gây tắc và bịt kín đường ống dẫn nước.
- Bơm tăng áp bị hỏng.
- Van điện từ bị hỏng vì không đóng mở được van chia nước tại họng pha.
Cách khắc phục:
- Thường xuyên vệ sinh họng pha hàng ngày bằng bột vệ sinh, ở bên trong cần tháo lưới chia nước vệ sinh sạch sẽ ít nhất 5 ngày/lần.
- Lắp máy lọc nước DVA và RO đảm bảo nguồn nước được lọc sạch các tạp chất và loại bỏ Canxi.
- Kiểm tra các thiết bị điện có liên quan thường xuyên để phát hiện lỗi sớm.
4Nhiệt độ nước ra thấp không đảm bảo nhiệt độ
Nguyên nhân:
- Áp suất hơi bên trong lò hơi chưa đạt mức tiêu chuẩn (dưới 0.8 bar) nên nhiệt độ thấp dưới 90 độ C.
- Van điện từ chia nước tại họng pha bị tắc nghẽn, phân chia lượng nước sôi không đồng đều.
- Bộ điều khiển nhiệt độ bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Đảm bảo cho nhiệt độ bên trong cân bằng và ổn định nhiệt lên bề mặt nước sôi thì bạn hãy thường xuyên điều chỉnh và kiểm tra áp suất hơi lên mức tiêu chuẩn từ 1- 1.2 bar.
- Thường xuyên vệ sinh van để đảm bảo lưu lượng dòng chảy của nước đạt chuẩn.
5Vòi đánh sữa không ra hơi hoặc ra yếu
Nguyên nhân:
- Người dùng vệ sinh không thường xuyên vòi đánh hơi vì sữa rất đặc và sẽ bị keo, kết dính lại với nhau và làm tác lỗ xả hơi.
- Van xả hơi bị hỏng chốt nên không mở được công suất tối đa.
- Lỗi ở thanh đốt dẫn tới khả năng bù nhiệt tạo áp suất của máy chậm, không đủ áp suất trong quá trình đánh sữa.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra thường xuyên lỗ thoát hơi của vòi đánh sữa, lấy kim vệ sinh đầu vòi hoặc dùng 1 ca nước sục vòi đánh sữa trong 30 giây để làm sạch cặn sữa còn dính lại bên trong.
- Sau khi sử dụng bạn nên xả hơi 2 giây để xả hết sữa còn dính lại trong vòi và dùng khăn vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.
- Nếu thấy vòi còn yếu bạn nên tiến hành kiểm tra thanh đốt và van xả hơi xem có gặp vấn đề không.
6Nước bị rỉ ra tay làm cà phê
Nguyên nhân:
- Gioăng cao su (vòng đệm) tại vị trí họng pha sẽ bị nhiệt hóa gây cứng, mất khả năng đàn hồi khi bạn sử dụng lâu ngày.
- Cặn bã, xác cà phê không vệ sinh sạch còn bám trên bề mặt gioăng.
- Rách gioăng cao su.
Cách khắc phục:
- Thay gioăng cao su mới sau 1 năm sử dụng để đảm bảo máy sẽ luôn vận hành êm ái.
- Thường xuyên vệ sinh máy đảm bảo cặn bã cà phê không bị bám trên bề mặt gioăng.
- Bảo trì, bảo dưỡng máy 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện lỗi và sữa chữa đúng cách.
7Nước đun mãi không nóng hay nóng chậm
Nguyên nhân:
- Nguồn điện sử dụng yếu hoặc không ổn định.
- Bị cháy điện trở vì ở máy pha mỗi 1 điện trở sẽ có 3 cặp điện trở nếu 1 trong 3 cặp điện trở bị cháy thì thời gian đun nước sẽ lâu hơn.
- Hỏng rơ le áp suất vì nó có nhiệm vụ đóng mở tiếp điểm cấp điện cho thanh trở.
Cách khắc phục:
- Sử dụng ổn áp chất lượng để nguồn điện được ổn định.
- Liên hệ thợ sửa máy đến xem rơ le áp suất có bị hỏng không.
8Bật máy không lên nguồn
Nguyên nhân:
- Sử dụng lâu, tiếp điểm lâu ngày bị hỏng và tiếp xúc kém.
- Nguồn điện bị chập hoặc hỏng.
- Chuột và gián cắn dây nguồn ảnh hưởng đến nguồn điện của máy.
- Hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng cháy công tắc.
Cách khắc phục:
- Tránh để máy ở nơi ẩm ướt hay tiếp xúc với nước. Nên để máy nơi thoáng mát, khô ráo.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ.
9Bơm có tiếng ồn
Nguyên nhân:
- Không có nước cấp cho máy pha cà phê.
- Bơm bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra nguồn nước để chắc chắn có nước cấp cho máy.
- Tiến hành thay bơm mới để máy hoạt động tốt hơn.
10Toàn bộ đèn nhấp nháy, không làm cà phê sau khi bật máy
Nguyên nhân:
- Có người khóa van cấp nước.
- Dây nước cấp cho máy pha cà phê bị gấp tại điểm nào đó.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra nguồn nước cấp cho máy pha cà phê.
- Nhờ sự hỗ trợ của bộ phần kỹ thuật sửa máy pha cà phê.
- 4 lí do nên mua máy pha cà phê gia đình
- 3 loại máy pha cà phê bền đẹp dễ sử dụng trong gia đình hoặc văn phòng
- Máy pha cà phê là gì? Các loại máy pha cà phê phổ biến hiện nay
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nhận biết lỗi thường gặp của máy pha cà phê và cách khắc phục. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!