Bà bầu có ăn được trứng bắc thảo không?

Bà bầu có ăn được trứng bắc thảo không?

Trứng bắc thảo đã trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng, với hương vị đặc trưng, khó có món nào thay thế được. Nó đã tạo nên sự ấn tượng trong vị giác của mỗi người. Thế nhưng, món ăn này có những lợi ích đặc biệt gì và liệu bà bầu có ăn được trứng bắc thảo không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bà bầu luôn là đối tượng đặt nhiều sự quan tâm của người xung quanh về chế độ dinh dưỡng. Những món ăn có lợi, nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho trẻ thì cần được bổ sung và ngược lại những món ăn có thành phần độc hại thì nên loại bỏ trong thực đơn của những mẹ bầu.

Trong thai kỳ, cần chú ý đến khẩu phần của mẹ để đứa trẻ không bị những tác động độc hại từ thực phẩm. Và để làm rõ món trứng bắc thảo có nên đưa vào thực đơn của bà bầu, thì hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn theo dõi bài viết sau.

Trứng bắc thảo và lợi ích từ trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, thế nên nó còn có nhiều tên gọi khác như: Bách nhật trứng, Thiên niên bách nhật trứng, mang hương vị đặc trưng.

Bà bầu có ăn được trứng bắc thảo không?

Hiện nay, để đa dạng trong sự lựa chọn, món ăn này đã được làm từ nhiều loại trứng như trứng vịt, trứng cút, trứng gà…Món trứng bắc thảo được ủ trong hỗn hợp phèn chua, quế bột, chấu, trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng hoặc lâu hơn.

Sau khoảng thời gian được ủ, khi bóc vỏ bên ngoài trứng sẽ có màu đen, lòng đỏ bên trong thì có màu xám hoặc xanh đen, có mùi hăng đặc trưng, vị béo, sẽ hơi kén người ăn, nhưng nếu dám thử một lần thì chắc chắn bạn sẽ nghiện món trứng này. Có phải sự đặc trưng ấy mà đã tạo nên sự thu hút đối với mọi người để rồi luôn tìm đến món trứng bắc thảo trong mỗi bữa cơm gia đình.

>> Mê trứng bắc thảo đừng bỏ qua các công thức làm món ngon từ thực phẩm này

Dinh dưỡng có trong trứng bắc thảo

Tô trứng bắc thảo

Chính mùi và vị đặc trưng của trứng bắc thảo đã tạo nên sự hài lòng và ưa chuộng của khách hàng dù có khó tính. Ngoài ra, món trứng này còn mang lại nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

– Trứng bắc thảo cung cấp vitamin D giúp đẩy nhanh quá trình khai hóa xương và bảo vệ xương.

– Lượng protein có trong trứng giúp cung cấp dinh dưỡng, hồi phục sức khỏe một cách hiệu quả, giúp tăng cường quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

– Trứng bắc thảo có chứa sắt giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể và các chức năng tế bào của nó.

– Trong trứng bắc thảo chứa vitamin A, D, E giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.

Selen – khoáng chất có trong trứng hoạt động như một chất chống oxy hóa. Dưỡng chất này giúp bảo vệ cơ thể con người chống lại các gốc tự do.

– Trứng bắc thảo còn giàu vitamin A, bảo vệ hệ hô hấp, thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống các bệnh viêm hô hấp.

>> Thích ăn trứng bắc thảo nhưng bạn đã biết những lợi ích tuyệt vời của nó chưa?

Bà bầu có ăn được trứng bắc thảo không?

Bà bầu có nên ăn trứng bắc thảo

Bà bầu có ăn được trứng bắc thảo không? Chắc đây sẽ là câu hỏi của nhiều mẹ bầu đặt ra với món ăn khoái khẩu này bởi đây là một món ăn được nhiều người ưa chuộng với hương vị đặc trưng có thể quên được, nhưng trong trứng cũng tìm ẩn nhiều chất gây hại cho mẹ và bé.

Do ngâm ủ một thời gian dài kéo dài từ 2 đến 3 tháng, trứng bắc thảo cũng bị biến chất, nhiều vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào trứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ bầu.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các loại trứng bắc thảo ngâm hợp chất đồng sunfat để rút ngắn thời gian ngâm trứng. Nếu mẹ bầu ăn thường xuyên sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và thai nhi.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh cho biết: “Trong trường hợp chúng ta sử dụng hột vịt bắc thảo mà đã được tẩm ướp, làm bằng Sunphat đồng, lượng đồng thấm qua vỏ trứng, thấm vào trứng với liều lượng cao và nếu sử dụng thường xuyên, cơ thể sẽ bị quá tải, và bị ngộ độc đồng, nghiêm trọng hơn là gây tổn thương đến mắt, não, gan, thận”.

Và theo TS Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết “Trứng bắc thảo có vị hơi đắng, sáp, ngọt, mặn tính hàncó thể có các chất như asen, chì và cadmium sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng”.

Chất chì trong trong trứng bắc thảo khiến sức khỏe của các mẹ bầu giảm sút, mất ngủ, loạn thần, suy giảm IQ và dễ gây ra hiện tượng teo não đối với các thai nhi.

>> Trứng bắc thảo rất tốt nhưng phải biết ăn đúng cách

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ bầu cân nhắc cũng như biết cách sử dụng trứng bắc thảo đúng cách, để có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng độc hại có trong trứng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Có thể bạn chưa biết:

>> Bà bầu có nên ăn mận?

>> Bà bầu ăn ốc được không và những điều mẹ bầu cần lưu ý

>> Bà bầu có nên dùng sữa tươi thay sữa bầu

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *