Mẹ bầu mang thai ở tuần 24 cần lưu ý điều gì về sức khỏe? Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tuần thứ 24 là tuần phát triển ổn định của thai nhi. Trong thời điểm này, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là về vấn đề tiểu đường thai kỳ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về những điều mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo sức khoẻ ở tuần thai thứ 24.
Mẹ bầu tuần 24 thay đổi như thế nào?
Thai ở tuần thứ 24 hay còn gọi là giai đoạn “tam cá nguyệt thứ hai”. Trong giai đoạn này, mẹ sẽ gặp một vài vấn đề về sức khoẻ như:
Đau bụng dưới
Trong thời gian này, tử cung bạn sẽ co thắt nhiều hơn và thường xảy ra khi cúi gập người, leo cầu thang hoặc đứng thẳng. Theo các bác sĩ ở bệnh viện Từ Dũ thì hiện tượng này được gọi là co thắt Braxton Hicks, đây là một hiện tượng phổ biến, tử cung đang luyện tập cho việc chuyển dạ và không gây hại đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Ngứa bụng
Sự phát triển nhanh của thai nhi khiến cho phần cấu trúc da bụng bị kéo căng và bắt đầu hình thành những vết rạn da. Bạn sẽ cảm thấy phần da đó ngứa ngáy và khó chịu. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm cho da để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng da bị rạn, cũng như làm giảm cơn ngứa ở bề mặt da.
Vấn đề tiêu hóa
Trong thời kỳ đầu mang thai, tình trạng táo bón cần được kiểm soát. Mẹ bầu cần có một chế độ cân bằng, tăng cường ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh và tập thể dục điều độ để cải thiện tình trạng này.
Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Bước sang tuần thứ 24, kích thước của phôi thai nhỏ, dài khoảng 30cm và nặng khoảng 0,5kg.
Phát triển cơ thể
- Não bộ đang được phát triển cực kỳ nhanh chóng trong giai đoạn này.
- Các chức năng và tế bào phổi phát triển mạnh, hình thành các tế bào tạo ra chất làm phồng phế nang phổi. Điều này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống hô hấp khỏe mạnh ở trẻ sau này.
- Hình thành vị giác.
- Mỡ bắt đầu được tích tụ dưới da.
- Các đường nét trên mặt hình thành rõ nét hơn.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 24
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm
Trong thai kỳ đầu, các mẹ bầu có thể sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng huyết áp ở sản phụ, cũng như tình trạng thai to hoặc khó sinh thường sau này. Vì vậy mà mẹ bầu nên kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu để chuẩn bị biện pháp kiểm soát tình trạng này.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau xanh, khoai lang, trái cây… nên là sự lựa chọn hàng đầu trong thời kỳ này.
Các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ như ớt, hạt tiêu… cần được hạn chế để kiểm soát cảm giác khó tiêu, cũng như làm giảm hiện tượng táo bón ở mẹ.
Mẹ bầu lưu ý, để tránh nguy cơ sảy thai thì không nên ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá thu… hoặc các sản phẩm có chứa thành phần cam thảo.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiêu hóa và duy trì một lượng nước ổn định cho cơ thể.
Tập thể dục
Bạn hãy thiết lập thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe, làm giảm các cơn đau co thắt ở vùng bụng và chuẩn bị một sức khỏe thật tốt trước khi bước sang giai đoạn quan trọng khác của thai kỳ.
Bên cạnh đó, bạn nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền định… tránh vận động quá mạnh và không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
Trên đây là những lưu ý về sức khỏe đối với mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 24. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: Hellobacsi
Chọn mua sữa bột cho phụ nữ mang thai bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn