Bé thấp còi là nỗi ưu tư của nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Tham khảo cách chọn thực phẩm dinh dưỡng cho bé thấp còi để bổ sung thêm dưỡng chất giúp con cao lớn, khỏe mạnh hơn nhé!
Vậy nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ là gì? Cách chăm sóc và chọn thực phẩm dinh dưỡng cho bé thấp còi như thế nào? Các bố mẹ cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay các vấn đề trên để nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp cho bé nhé.
Nguyên nhân bé bị suy dinh dưỡng do đâu?
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể gây ra bởi một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Các bữa ăn của trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Việc cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần, không cung cấp đủ nguồn năng lượng cho trẻ hoạt động dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
- Trẻ cai sữa mẹ quá sớm mà không bổ sung lại đủ dinh dưỡng cần thiết hoặc không được cho bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng tuổi đầu. Ngoài ra, những người mẹ suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
- Trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, biến chứng sau các bệnh viêm phổi,…Những kháng sinh trong thuốc sẽ tiêu diệt vi trùng gây bệnh đồng thời sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém và khiến trẻ biếng ăn.
- Cho bé ăn dặm không đúng cách và cho bé ăn dặm quá sớm dưới 4 tháng tuổi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đầy đủ cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ khi mẹ mang thai: Dinh dưỡng trong thai kỳ của các mẹ không đảm bảo đầy đủ và cân đối những nhóm chất cần thiết và chế độ ăn không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bé khi sinh ra, có nguy cơ gây suy dinh dưỡng bào thai.
Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, quá trình tăng trưởng của bé, vì thế các bố mẹ cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt:
- Chế độ ăn uống: Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất thiết yếu đặc biệt là protein và dầu mỡ (dầu cá, dầu thực vật,… Nên chọn các thực phẩm tươi mới, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Và nên cho trẻ ăn thêm 2-3 bữa phụ như uống thêm sữa, sữa chua, phô mai, nửa quả chuối,… để cung cấp thêm dinh dưỡng và hạn chế chán ăn.
- Giữ gìn vệ sinh ăn uống: Trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch sẽ suy giảm nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Vì thế, đảm bảo nấu chín kỹ thức ăn và nên cho trẻ ăn liền sau khi thức ăn nấu xong, không nên cho ăn các món đã để bên ngoài không khí quá lâu. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn. Các dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo môi trường sạch sẽ: Môi trường xung quanh trẻ như chỗ ngủ, chỗ ăn, nơi vui chơi phải được giữ thoáng mát và sạch sẽ. Sử dụng nước sạch để tắm rửa và nấu thức ăn cho trẻ. Giữ đồ chơi, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Không cho trẻ đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.
Top thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi
Chất đạm
Chất đạm (hay còn gọi là protein) rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn não bộ của trẻ. Protein giúp tăng sức đề kháng của trẻ, tái tạo và hình thành các tế bào mới, ngoài ra còn giúp kích thích các enzym giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Nên bổ sung protein cho trẻ suy dinh dưỡng khoảng 1-2g protein/kg thể trọng mỗi ngày.
Các loại thực phẩm giàu đạm mẹ nên chọn cho bé như thịt bò, thịt gà, cá, tôm, trứng,…và các loại đậu. Các mẹ nên chế biến đa dạng các món ăn để thu hút và giúp trẻ ăn nhiều hơn mà không ngán.
Trái cây
Trái cây không chỉ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất giúp bé khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật mà còn chứa nhiều chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Vì thế, các mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày của bé. Một số loại trái cây rất tốt cho bé suy dinh dưỡng như chuối, táo, lê, bơ, đu đủ,…Và các mẹ nên cho bé ăn trái cây tươi sẽ tốt hơn thay vì uống nước ép trái cây.
Rau
Bên cạnh thịt cá, các mẹ nên tích cực bổ sung cho bé thêm nhiều rau xanh để cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng và chất xơ, đồng thời giúp bé hấp thu tốt các chất dinh dưỡng thiết yếu để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Nên đa dạng chế biến và kết hợp các loại rau củ nhiều màu sắc để thu hút và kích thích vị giác của bé.
Hạt
Bổ sung thêm các loại hạt vào chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng không chỉ làm phong phú thực đơn giúp các bé cảm thấy thích thú, mà còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin cùng các axit béo có lợi cho cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể bé tăng trưởng và phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng và khả năng trao đổi chất.
Lúa mì, đậu gà, yến mạch, hạnh nhân, óc chó, quinoa,… là các loại hạt ăn dặm cho bé mà mẹ có thể sử dụng. Các mẹ lưu ý nên cho bé ăn khi hệ tiêu hóa bắt đầu quen với việc tiêu hóa thức ăn đặc, hoặc có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để chọn thời điểm cho bé ăn các loại đậu phù hợp nhất.
Các chế phẩm từ bơ sữa
Bên cạnh sữa mẹ, các mẹ nên bổ sung thêm những sản phẩm sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, có các thành phần dưỡng chất được tính toán kỹ lưỡng phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, sữa bột nên thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ góp phần thúc đẩy trẻ tăng trưởng nhanh.
Với những thông tin về chọn thực phẩm phù hợp để bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ qua bài viết trên hy vọng sẽ có ích cho các bậc phụ huynh trong việc phòng và điều trị bệnh lý suy dinh dưỡng ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường những chất thiết yếu giúp tăng cân và tăng chiều cao sẽ giúp cải thiện tình trạng của trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng. Hy vọng thông tin bài viết ít nhiều hỗ trợ được mẹ trong việc chăm sóc bé nhẹ cân, thấp còi, chậm lớn.
Nguồn: babego.net, suckhoedoisong.vn
Mua sữa bột các loại cho bé tại Bách hoá XANH:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn