Cách hâm sữa mẹ không làm mất chất dinh dưỡng

Cách hâm sữa mẹ không làm mất chất dinh dưỡng

Sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh cần phải được hâm nóng trước khi cho trẻ uống. Tuy nhiên các mẹ cần chọn cho mình cách hâm sữa để bé vừa có sữa nóng uống lại bảo đảm nguồn dinh dưỡng có trong sữa.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi mẹ phải đi làm sớm sau khi sinh con thì cách duy nhất để bé vẫn có sữa mẹ bú đó chính là mẹ cần vắt sữa để ở nhà cho trẻ. Nhưng sữa sau khi vắt xong nếu muốn không bị hỏng và đảm bảo chất dinh dưỡng thì mẹ không chỉ cần học cách bảo quản sữa tốt mà cần biết hâm sữa đúng cách. Tham khảo ngay những cách hâm sữa mẹ dưới đây.

Cách rã đông sữa mẹ từ trong tủ lạnh

Cách hâm sữa mẹ không làm mất chất dinh dưỡngRã đông sữa từ tủ lạnh

Sữa bảo quản trong tủ đông có thể được 6 tháng, vì vậy nếu như bạn luôn trong tình trạng dư sữa thì cách tốt nhất là vắt sữa ra bỏ vào trong túi chuyên đựng sữa và trữ trong tủ đông. Nhưng trước khi sử dụng, bạn cần rã đông sữa bằng cách đặt những bịch sữa đông ra cửa tủ lạnh trong thời gian khoảng 8 tiếng để sữa mẹ hoàn toàn không còn những tinh thể nước đá.

Cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh

Cách hâm sữa cho trẻ sơ sinh và hâm sữa không làm mất chất dinh dưỡng sao cho đúng cũng khiến nhiều bà mẹ đau đầu. Vì vậy, chuyên mục Kinh nghiệm hay tại BachhoaXANH xin mách các mẹ một số lưu ý sau:

Xả nước rã đông sữa từ nhiệt độ nước lạnh đến ấm dần

Cách hâm sữa trữ đông cho bé như sau. Nếu sữa đang trong tình trạng đông đá thì để sữa tan ra bạn có thể xả bịch sữa dưới vòi nước mát để sữa rã đông từ từ.

Sau đó bạn tăng từ từ nhiệt độ nước sữa sẽ được làm ấm dần điều này sẽ không làm hỏng các dưỡng chất trong sữa. Và sau khi sữa ấm lại thì bạn có thể cho trẻ sơ sinh uống.

Xả nước rã đông sữa từ nhiệt độ nước lạnh đến ấm dầnXả nước rã đông sữa từ nhiệt độ nước lạnh đến ấm dần

Ngâm sữa vào nước ấm

Trường hợp sữa đang còn đông đá bạn có thể để sữa ra ngoài nhiệt độ phòng để đá tan hết. Sau đó hâm nóng sữa bằng cách cho bịch sữa vào cốc nước ấm, tuy nhiên nhiệt độ nước không quá nóng vì sẽ khiến sữa trong bịch nó khiến bé bị bỏng khi uống.

Lưu ý: Trước khi cho trẻ sơ sinh uống sữa cần thử vào cổ tay xem sữa có quá nóng hay không phải đảm bảo an toàn tuyệt đối khi cho bé bú.

Ngâm sữa vào nước ấmNgâm sữa vào nước ấm

Dùng máy hâm sữa

Dùng máy hâm sữa cũng là một cách hâm sữa mẹ tiện lợi. Hiện nay có rất nhiều loại máy hâm sữa có máy làm nóng sữa trực tiếp trong nước, có loại máy khác lại dùng hơi nước để làm nóng sữa vì vậy bạn cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn để làm nóng sữa đúng cách.

Dùng máy hâm sữaDùng máy hâm sữa

Đối với máy hâm nóng sữa trong nước thì bạn có thể thực hiện như sau: đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu, cắm điện và vặn nút điều khiển đến mức nóng cần thiết, khi sữa đã đủ nóng máy sẽ tự động chuyển sang chế độ ủ và bạn chỉ cần đến bữa thì lấy sữa ra cho bé bú.

Lưu ý khi hâm sữa

Bên cạnh đó, khi hâm sữa cho trẻ sơ sinh, các mẹ cũng nên bỏ túi một số lưu ý sau để hâm sữa không làm mất chất dinh dưỡng:

  • Khi hâm sữa không để nước rò rỉ vào phía trong bịch sữa.
  • Trước khi cho trẻ sơ sinh uống, bạn hãy dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra trong sữa còn sót tinh thể đá hay không.
  • Không hâm sữa bằng cách cho lên bếp đun ở nhiệt độ cao, lò vi sóng vì như vậy sẽ làm hủy hoại những phần tử có hại trong sữa nhất là các kháng thể và các vi chất khác.
  • Chỉ cần nên làm ấm lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ đó, nếu bạn nghi ngờ sữa bị hư thì cần kiểm tra, nếu thấy đúng thì không nên cho bé bú.
  • Sữa hâm nóng ở nhiệt độ thích hợp nhất là 37 độ C, sữa luôn ấm như cơ thể mẹ nên bé sẽ thích hơn. Sữa sau khi được hâm nóng cần lắc đều trước khi cho bé uống.
  • Sữa đã hâm nóng cho con bú mà chưa hết, mẹ nên thay nắp khác hoặc núm ti khác đậy kín để nhiệt độ phòng bình thường và dùng hết trong vòng 2 giờ sau đó. Trước khi con bú, mẹ chỉ cần hâm nhanh sữa đó là được.

Trên đây là một vài cách hâm nóng sữa vừa giúp sữa đảm bảo được chất dinh dưỡng, đồng thời an toàn cho sức khỏe của bé.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *