Điểm danh những tư thế ngồi tưởng chừng vô hại nhưng gây hại sức khỏe

Điểm danh những tư thế ngồi tưởng chừng vô hại nhưng gây hại sức khỏe

Tư thế ngồi không đúng cũng là nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng. Điểm danh những tư thế ngồi tưởng chừng vô hại nhưng gây hại sức khỏe sau đây.

Không chỉ ăn uống không sạch sẽ hoặc lối sống không lành mạnh, những tư thế ngồi sai cũng đưa đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe khiến bạn bất ngờ. Việc ngồi tưởng chừng đơn giản nhưng nếu làm sai cách lâu ngày dễ dẫn đến thói quen khó bỏ và kéo theo nhiều bệnh tật. Điểm danh những tư thế ngồi tưởng chừng vô hại nhưng gây hại sức khỏe trong bài viết sau.

Ngồi vắt chéo chân

Vắt chéo chân là tư thế ngồi vô cùng phổ biến và quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên đây lại chính là thói quen ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe khung xương chậu của bạn. Theo kênh khoa học và giáo dục Brightside, ngồi vắt chéo chân lâu ngày sẽ làm xương chậu một bên cao hơn bên còn lại và phát triển lệch nhau, nhất là độ tuổi dậy thì.

Điểm danh những tư thế ngồi tưởng chừng vô hại nhưng gây hại sức khỏeNgồi vắt chéo chân gây ảnh hưởng khung xương chậu

Chuyên gia vật lý trị liệu Vivian Eisenstadt của Mỹ còn cho rằng những người ngồi vắt chéo chân sẽ có nguy cơ bị cả đau lưng và đau cổ. Ngồi vắt chéo chân cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng, tổn thương dây thần kinh, suy tĩnh mạch, nguy cơ hình thành cục máu đông và cực nhiều bệnh nguy hiểm khác, thậm chí khiến bạn tử vong trong thời gian ngắn.

Ngồi đè lên chân

Việc ngồi đè lên một bên chân được cho là gây nguy cơ tích tụ dịch trong tĩnh mạch chân, dẫn đến bệnh tĩnh mạch mãn tính, suy tĩnh mạch, theo giáo sư Sheldon G. Sheps từ Viện Mayo Clinic. Van tĩnh mạch chân không hoạt động đúng cách nên máu không thể di chuyển bình thường từ chân đến tim, đây là nguyên nhân gây bệnh tĩnh mạch mãn tính.

Ngồi đè lên chân có thể làm tích tụ dịch trong tĩnh mạch chânNgồi đè lên chân có thể làm tích tụ dịch trong tĩnh mạch chân

Lúc này, máu bám vào các vị trí như cẳng chân, bàn chân khiến chúng bị đau và sưng tấy. Những cơn đau này thường được miêu tả như bị bỏng rát hoặc chuột rút và chủ yếu ở bắp chân.

Việc người bệnh bị viêm tĩnh mạch trong quá khứ cũng có thể làm hư van và dẫn đến bệnh mãn tính. Van tĩnh mạch ở chân hoạt động kém hiệu quả làm giãn tĩnh mạch, trong đó tĩnh mạch giãn phổi có thể nhìn được ngay dưới da. Nguyên nhân dẫn đến bệnh mãn tính cũng có thể do suy tĩnh mạch.

Ngồi kiểu chữ W

Tư thế ngồi tạo hình chân chữ W có thể hình thành từ khi bạn còn nhỏ và vô cùng nguy hại tới sức khỏe nếu cứ liên tục lặp đi lặp lại. Bác sĩ cơ xương khớp chuyên khoa nổi tiếng của Mỹ Avni Trivedi đã phát biểu trên tờ Mirror Online, rằng tư thế ngồi chữ W khiến cơ chân, hông và khớp gối phải chịu áp lực rất lớn.

Tư thế ngồi W nguy hiểm ở trẻTư thế ngồi W nguy hiểm ở trẻ

Kiểu ngồi này làm cơ chân bạn bị co rút, các khớp bị nới lỏng, các cơ ở thân không hoạt động nhiều, từ đó sinh ra những bất thường trong liên kết xương và dáng đi. Tư thế ngồi này nguy hại đặc biệt nhất với trẻ nhỏ.

Ngồi một chỗ quá lâu

Ngồi một chỗ quá lâu thường xảy ra với những nhân viên văn phòng, khi họ luôn bận rộn với hàng đống hồ sơ và tài liệu mỗi 8 tiếng một ngày. Tính chất công việc của họ đòi hỏi phải luôn làm việc với giấy tờ, máy tính nên không thể tránh khỏi việc ngồi hàng tiếng đồng hồ một chỗ.

Ngồi lâu một chỗ thường thấy ở người làm văn phòngNgồi lâu một chỗ thường thấy ở người làm văn phòng

Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết, những người ngồi quá lâu ở một vị trí mà không vận động có thể bị viêm cơ quan nội tạng ở vùng bụng dưới dẫn đến ung thư. Kiểu ngồi này cũng làm cơ thể trở nên ù lì, kém linh động do không hoạt động thể chất dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung và ung thư đại trực tràng.

Ngồi lâu một chỗ cũng vô hình trung dồn một áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở chân và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, theo TS Douglas Bradley – Giám đốc The Centre for Sleep Medicine and Circadian Biology thuộc Đại học Toronto cho biết. Chính vì vậy, khi bạn nằm xuống, máu sẽ lưu thông tới các cơ bắp và cơ cổ khiến những phần này của cơ thể bị sưng lên.

Ngồi một chỗ quá lâu gây đau lưng, khiến máu không lưu thôngNgồi một chỗ quá lâu gây đau lưng, khiến máu không lưu thông

Cơ cổ sưng dẫn đến khó thở, hoặc thậm chí là trạng thái ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thống kê được có tới 60-85% dân số thế giới có lối sống ít hoạt động.

Một nghiên cứu khoa học khác cũng chứng minh người ngồi làm việc nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày có thể mắc tiểu đường tuýp 2. Đây cũng chính là lý do cho việc tư thế ngồi này trở thành nguyên nhân gây cái chết nhiều thứ 4 thế giới.

Tư thế ngồi tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn ngồi đúng cách với tư thế như sau: Hai chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, hai đầu gối vuông góc, hông vuông góc với thân người, lưng phải thẳng, mắt nhìn thẳng và đầu cổ giữ thẳng một đường với sống lưng.

Nếu ngồi làm tại bàn làm việc, bạn nên điều chỉnh độ cao ghế vừa phải để mắt nhìn vừa tầm, không bị cao hay thấp quá. Nếu làm việc với máy tính xách tay, bạn có thể kê vài quyển sách dưới máy tính hoặc mua dụng cụ kê máy tính có bán rất nhiều hiện nay để máy tính được ngang đúng với tầm với tay và mắt của mình.

Tư thế ngồi tốt cho sức khỏeTư thế ngồi tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, đừng quên nghỉ ngơi bằng cách giãn cơ và vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1-2 tiếng ngồi làm việc liên tục. Bạn có thể di chuyển xung quanh văn phòng, ngồi thiền hoặc tập yoga nếu làm việc ở nhà hoặc đi lên xuống cầu thang,… Chỉ 10-15 phút nghỉ giữa những quãng ngồi lì làm việc cũng sẽ giúp bạn sạc thêm năng lượng, cơ thể và đầu óc thư giãn, tỉnh táo hơn để làm việc.

Bạn có đang mắc phải tư thế ngồi nào trong những tư thế tưởng chừng vô hại ở trên không? Nếu có, hãy tìm cách khắc phục và điều chỉnh để có một cơ thể luôn khỏe đẹp bạn nha.

Nguồn: Mayoclinic, Mirror, Health

Chọn mua bình nước bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung nước trong lúc tập thể dục nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *