Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh bạch hầu. Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm vậy cách phòng tránh bệnh như thế nào?. Dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về cách nhận biết bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là một loại bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Bạch hầu nguy hiểm khi rất dễ lây lan ra cộng đồng. Hiện nay bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát trở lại với nhiều trường hợp nghiêm trọng ở Đăk Nông và TP.HCM.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Thời kỳ ủ bệnh bạch hầu thường kéo dài từ 2-5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Khi mắc bệnh bạch hầu bệnh nhân thường có các triệu chứng làm nhầm tưởng đó là cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng da.
Các triệu chứng đặc trưng của người bệnh bao gồm:
- Sốt cao, loạn tim.
- Sưng các tuyến ở cổ
- Ớn lạnh người
- Ho nhiều như “chó sủa”
- Da xanh tái
- Viêm họng, sưng họng, chảy nước dãi
- Cơ thể hồi hộp lo lắng
Đặc biệt dễ nhận biết nhất và cũng tạo nên tên của bệnh là bên thành họng sẽ chuyển sang màu trắng ngà (bạch hầu), có thể đen hoặc xám dần, dễ chảy máu.
Theo bác sĩ bệnh viện Vinmec:
Đối với bệnh bạch hầu nguy hiểm ở chỗ, có một số người đặc biệt sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Nếu họ không biết chính là là ổ bệnh rất có thể di chuyển và gây ra bệnh truyền nhiễm cho cả cộng đồng.
Đối với người mắc bệnh bạch cầu qua da, sẽ có đôi chút đặc biệt khi vùng da bị nhiễm vi khuẩn bạch cầu sẽ chuyển sang màu đỏ, sưng và xuất hiện mủ lở loét.
Nguyên nhân mắc bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu xảy ra là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, bệnh này có khả năng lây lan rất nhanh, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo Cục y tế dự phòng, trẻ dưới 15 tuổi là đối tượng thường mắc bệnh này vì chúng có hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ, rất dễ cho vi khuẩn bạch hầu xâm nhập.
Ngoài ra còn có nhiều đối tượng có thể có nguy cơ cao nhiễm bệnh
- Không thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
- Bị các bệnh về miễn dịch như HIV-AIDS
- Môi trường sống không sạch sẽ thông thoáng
- Di chuyển đến những đất nước không có chính sách tiêm chủng vắc xin.
Con đường lây nhiễm bệnh bạch hầu
Theo thông tin từ các bác sĩ bệnh viện Vinmec:
Bạch hầu có thể lây từ người nhiễm vi khuẩn phát bệnh hoặc chưa phát bệnh trung bình sau 2 tuần có thể lây sang người lành chủ yếu qua đường hô hấp.
Lây nhiễm thông qua dịch tiết của người bệnh đó là các vật dụng có vi khuẩn bạch hầu trú ngụ như đồ chơi và vật dụng dùng chung khác.
Nếu các vết thương hở trên cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn bạch hầu, nguy cơ cao sẽ gây bạch hầu da.
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
Dễ phòng ngừa bệnh bạch hầu mọi người cần:
- Nắm thông tin về bệnh để có thể phát hiện sớm khi dịch bệnh xảy ra.
- Tiêm vắc-xin đúng liều lượng, thông qua chương trình tiêm chủng quốc gia.
- Vệ sinh phòng bệnh quanh nhà ở, trường học, khu vui chơi của trẻ em. Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, nhiều ánh sáng.
- Nếu là nơi có ổ dịch cần khoanh vùng, phản ứng nhanh bằng hình thức cách ly và cho xét nghiệm tập trung.
- Thành thật khai báo thông tin dịch tễ.
Tham khảo thêm: Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Cách tăng hiệu quả điều trị bệnh bạch hầu: Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, nếu có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh.
Xem thêm nhiều bài viết về sức khoẻ tại chuyên mục Khoẻ đẹp mỗi ngày.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH